Luận Văn Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 ở C

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 12/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Các thay đổi gần đây trên thế giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến
    các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng. để thu hút khách hàng, các
    Công ty cần phải đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Ngày nay, hầu hết các khách hàng,
    đặc biệt là các Công ty lớn đều mong muốn người cung ứng cung cấp những sản phẩm có
    chất lượng thoả mãn và vượt sự kỳ vọng của họ. Các chính sách bảo hành hay sẵn sàng đổi
    lại sản phẩm không đạt yêu cầu từng được coi là chuẩn mực một thời, nay cũng không đáp
    ứng nhu cầu vì điều kiện này chỉ có nghĩa là chất lượng không được ổn định.
    Đối với nước ta, nhận thức về tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong sản xuất kinh
    doanh đã được nâng lên một cách đáng kể trong thời kỳ đổi mới. Trước đây, vấn đề chất
    lượng chỉ mới được coi là quan trọng trong nhận thức chung, được thể hiện trong các văn
    bản của Đảng và nhà nước và trong các hoạt động của một vài cơ quan nhà nước và những
    doanh nghiệp có ý thức trách nhiệm cao, còn trong thực tế thì đa số các doanh nghiệp vẫn
    lấy chỉ tiêu số lượng là chủ yếu, mục tiêu chất lượng và liên quan với nó là việc tìm hiểu,
    nắm bắt nhu cầu thị trường bị sao nhãng.
    Bước vào cuộc cạnh tranh với những thành công chật vật, những thất bại cay đắng trong
    nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy vai trò cực kỳ quan trọng
    của chất lượng sản phẩm, bắt đầu thấy được sự sống còn của mình phụ thuộc rất nhiều vào
    việc mình có nắm bắt được nhu cầu thị trường, của người tiêu dùng hay không và việc liệu
    mình có cách nào để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
    Từ sự chuyển hướng trong nhận thức, hàng loạt biến đổi quan trọng đã diễn ra trong thực
    tiễn sản xuất kinh doanh ở nước ta trong thập niên vừa qua, thể hiện ở sự đa dạng phong phú
    của hàng hóa với chất lượng và hình thức được cải tiến đáng kể, bắt đầu lấy lại được sự đồng
    tình, ủng hộ của người tiêu dùng trong nước, mở rộng được diện xuất khẩu ra nước ngoài.
    Có thể nói sự chuyển biến trong nhận thức từ việc coi trọng các yếu tố số liệu đơn thuần
    sang việc coi trọng các yếu tố chất lượng trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một chuyển
    hướng có tính cách mạng và chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả lớn lao về kinh tế cho đất nước,
    đảm bảo sự phát triển lành mạnh bền vững.




    Đây là nhân tố cơ bản nhất quyết định việc liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả
    năng cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài ngay trên thị trường bản địa không? Liệu sản
    phẩm của Việt Nam có vươn tới các thị trường nước ngoài và giữ được vị trí bình đẳng trong
    cuộc cạnh tranh khốc liệt của tiến trình thương mại hoá toàn cầu không? Và liệu ta có mong
    muốn ước mơ một ngày nào đó bằng con đường chất lượng Việt Nam sẽ tạo nên “sự thần kỳ
    trong phát triển kinh tế xã hội” của đất nước giống như những điều mà người Mỹ đã làm vào
    nửa đầu thế kỷ 20, người Nhật đã làm vào nửa cuối thế kỷ 20 và người Trung Quốc cùng
    những ai nữa hiện đang làm và sẽ làm trong thời gian tới?
    Công cuộc đổi mới của nước ta trong thập niên vừa qua đã tạo ra một bước khởi đầu
    thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam chuyển sang quỹ đạo chất lượng, và một loạt doanh
    nghiệp nhậy bén của ta đã kịp thời chuyển sang xuất phát điểm này để chuẩn bị vươn tới tầm
    xa, tầm cao trong thế kỷ 21. Nhưng liệu bước khởi đầu tốt đẹp này có được duy trì, củng cố
    và phát triển rộng rãi trong mọi doanh nghiệp của đất nước hay chỉ dừng lại ở một số doanh
    nghiệp tiêu biểu, bừng sáng hay là lụi tàn? Kết quả trong tương lai phụ thuộc nhiều vào
    quyết tâm của chúng ta và vào cách mà chúng ta giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm, vào
    khả năng mà chúng ta có thể “điều khiển” được vấn đề này như thế nào trong bối cảnh phức
    tạp của cạnh tranh toàn cầu với nhiều cơ hội và thách thức đang chờ ta ở phía trước.
    Là một doanh nghiệp được thành lập theo quyết định 398/CNN ngày 29/4/1993 của bộ
    công nghiệp nhẹ (nay là bộ công nghiệp), công ty Da giầy Hà Nội đã dần khắc phục được
    khó khăn để đứng vững và ngày một khẳng định mình.
    Để hoà nhập với xu thế chung của thế giới, đảm bảo và cải tiến liên tục chất lượng sản
    phẩm, mở rộng thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, Công ty cần phải quan tâm đến
    vấn đề chất lượng hơn nữa. Chính vì thế mô hình quản lý chất lượng đã được Công ty
    nghiên cứu và bắt tay vào xây dựng đầu năm 1999. Mô hình quản lý chất lượng theo tiêu
    chuẩn quốc tế ISO 9002 đã được Công ty xây dựng và áp dụng thành công và bước đầu đã
    phát huy hiệu quả thiết thực.
    Tuy nhiên đây mới chỉ là những thành công bước đầu. Để cho hệ thống đó thực sự có
    hiệu lực và tiếp tục phát huy hiệu quả, công tác duy trì, phát triển và mở rộng hệ thống quản
    lý chất lượng đã xây dựng là đòi hỏi thiết yếu đặt ra đối với Công ty.




    Chính vì lý do trên trong quá trình thực tập và nghiên cứu tình hình hoạt động ở Công ty
    da giầy Hà Nội tôi đã lựa chọn đề tài:
    “Những biện pháp để duy trì và phát triển việc áp dụng hệ thống quản lý chất
    lượng theo ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà Nội”
    để nhằm góp phần nhỏ bé của mình tìm ra những quan điểm, phương hướng và biện pháp
    để duy trì và phát triển hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9002 của Công ty.
    Đề tài gồm có 3 phần chính:
    Phần I: những vấn đề lý luận chung về ISO 9000:2000.
    Phần II: Thực trạng việc xây dựng và áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở Công ty da giầy Hà
    Nội.
    Phần III: Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển việc áp dụng HTQLCL ISO 9002 ở
    Công ty da giầy Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...