Tiểu Luận Những biện pháp cơ bản đảm bảo nguồn lao động và giải quyết việc làm cho thời kỳ phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    NHỮNG BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐẢM BẢO NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THỜI KỲ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 2001 - 2010
    LỜI MỞ ĐẦU


    Sự phát triển của một đất nước nói chung và phát triển kinh tế nói riêng được phản ánh một phần trong vấn đề lao động và việc làm. Một đất nước thực sự phát triển khi hầu như mọi người trong xã hội đều có việc làm vì việc làm là nguồn gốc của thu nhập, thu nhập phản ánh chất lượng cuộc sống của mỗi người trong xã hội, qua đó thể hiện sự phát triển của toàn xã hội. Thanh niên đến tuổi lao động, học sinh, sinh viên ra trường cũng như mọi người lao động nói chung chỉ cảm thấy mình hữu ích khi có việc làm có thu nhập nuôi được bản thân gia đình và làm nghĩa vụ đóng góp cho xã hội. Do đó lao động và việc làm luôn là vấn đề then chốt trong các vấn đề xã hội của mỗi quốc gia.


    Đối với nước ta hiện nay nó là vấn đề bức xúc và mang tính thời sự cao. Nước ta là một nước đông dân nên nguồn lao động khá dồi dào song chưa có cách giải quyết phù hợp để nó trở thành một lợi thế nguồn nhân lực. Tình trạng thất nghiệp ở mức cao, nhất là thất nghiệp trá hình mọi người vẫn có việc làm nhưng đời sống của người dân không cao không được cải thiện, xu hướng người lao động thiếu việc làm trầm trọng nhưng lại thiếu lao động có trình độ cao, tình trạng di dân ồ ạt dẫn đến nơi thừa nơi thiếu lao động


    Lao động và việc làm hiện nay và trong tương lai vẫn là vấn đề bức xúc nhạy cảm và có tác động đến các lĩnh vực kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh, tác động trực tiếp đến mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi tổ chức, mỗi hộ gia đình và từng người lao động trong cả nước. Vì vậy giải quyết việc làm không chỉ là mối quan tâm của các cá nhân, các tổ chức xã hội mà còn trở thành nhiệm vụ hàng đâù của nhà nước.


    Những lý do trên thúc đẩy em chọn đề tài: “Những biện pháp cơ bản đảm bảo nguồn lao động và giải quyết việc làm cho thời kỳ phát triển kinh tế 2001-2010" nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn lao động và việc làm ở nước ta hiện nay và những phương hướng giải quyết việc làm trong tương lai.


    Bài viết gồm ba chương:
    Chương 1: Sự cần thiết giải quyết việc làm
    Chương 2: Thực trạng nguồn lao động và giải quyết việc làm
    Chương 3: Phương hướng giải quyết việc làm cho thời kỳ phát triển kinh tế 2001-2010

    Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan bài viết còn nhiều hạn chế nên mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các bạn
    Để hoàn thành bài viết này em xin cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của GS-TS Vũ Thị Ngọc Phùng và nhiều thầy cô giáo khác.


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Chương 1: Sự cần thiết giải quyết việc làm 3
    1. Một số khái niệm. 3
    1.1. Nguồn nhân lực: 3
    1.2. Nguồn lao động: 3
    1.2. Việc làm: 3
    2. Đặc điểm một số thị trường lao động. 4
    2.1. Việc làm và thị trường lao động khu vực thành thị chính thức. 4
    2.2. Việc làm và thị trường lao động khu vực thành thị không chính thức. 4
    2.3. Việc làm và thị trường lao động khu vực nông thôn. 4
    3. Vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. 5
    3.1. Đặc điểm lao động ở các nước đang phát triển. 5
    3.1.1. Số lượng lao động tăng nhanh. 5
    3.1.2. Phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp. 5
    3.1.3. Hầu hết người lao động được trả tiền công thấp. 5
    3.2.4. Còn một bộ phận lớn lao động chưa được sử dụng. 6
    3.2. Vai trò của lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 6
    4. Những vấn đề nguồn lao động và việc làm cần giải quyết. 7
    4.1. Vấn đề di chuyển nguồn lao động. 7
    4.2. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ 7
    4.3. Tỷ trọng lao động giản đơn qúa cao. 8
    Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm 9
    1. Thực trạng nguồn lao động ở nước ta. 9
    1.1. Cung lao động. 9
    1.1.1.Khái niệm cung lao động: 9
    1.1.2. Tình trạng cung lao động. 9
    1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lao động. 12
    1.2.1. Dân số: 12
    1.2.2. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: 13
    1.2.3. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp: 13
    1.2.4. Thời gian lao động: 13
    2. Thực trạng giải quyết việc làm. 14
    2.1. Cầu lao động. 14
    2.1.1. Khái niệm cầu lao động. 14
    2.1.2. Đặc điểm cầu lao động ở nước ta. 14
    2.1.3. Những nguyên nhân của việc hạn chế cầu lao động. 15
    2.2. Thực trạng việc làm. 16
    2.2.1. Tình hình chung về giải quyết việc làm ở nước ta. 16
    2.2.2. Hiện trạng việc làm ở khu vực nông thôn. 17
    2.2.3. Hiện trạng việc làm ở khu vực thành thị. 18
    2.2.4. Thực trạng việc làm theo nhóm ngành kinh tế. 19
    2.2.5. Thực trạng việc làm theo khu vực kinh tế. 19
    2.2.6. Thực trạng việc làm thông qua các chương trình mục tiêu. 19
    Chương 3 : Phương hướng việc làm cho thời kỳ phát triển kinh tế 2001- 2010 21
    1. Quan điểm của chính sách việc làm 21
    2. Mục tiêu giải quyết việc làm. 22
    2.1. Trên cơ sở đó mục tiêu cụ thể trong 10 năm tới. 22
    2.2. Đào tạo đội ngũ lao động. 23
    2.3. Đảm bảo nguồn lao động phục vụ qúa trình CNH, HĐH, đất nước. 24
    2.4. Nâng cao chất lượng nguồn lao động cho cạnh tranh và hội nhập 25
    3. Phương hướng giải quyết việc làm. 26
    3.1. Dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động vì vậy cần: 26
    3.2. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ tích cực với những nét đặc trưng chủ yếu sau: 26
    3.3. Cải tiến và đổi mới cơ chế huy động vốn, sử dụng và quản lý vốn đầu tư theo những hướng sau: 26
    3.4. Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình phát triển kinh tế xã hội. 27
    4. Giải pháp giải quyết việc làm giai đoạn 2001-2010. 27
    4.1. Các giải pháp tăng cầu lao động trong thời gian tới. 27
    4.1.1. Phát triển toàn diện khu vực nông thôn. 27
    4.1.2. Khai thác các yếu tố tăng việc làm tự thân. 28
    4.1.3. Mở rộng các ngành sản xuất nhỏ, công nghệ sản xuất phù hợp . 28
    4.1.4. Kiểm soát yếu tố giá cả tiền lương, phân phối, tiêu dùng. 29
    4.2. Các giải pháp giải quyết việc làm cho giai đoạn 2001- 2010. 29
    4.2.1. Giải pháp phát triển kinh tế. 29
    4.2.2. Giải pháp đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 30
    4.2.3. Gắn kết giáo dục đào tạo với việc làm. 31
    Kết luận 33
    Danh mục tài liệu tham khảo 34
     
Đang tải...