Tiểu Luận Những biện pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm s

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Hiện nay các doanh nghiệp ở nước ta đang phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng và gặp nhiều rủi ro, áp lực. Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi xu hướng mở cửa hợp tác hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới diễn ra mạnh mẽ. Đứng trước tình hình đó thì sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp , công ty phụ thuộc rất nhiều vào kết quả hoạt động của thị trường tiêu thụ sản phẩm –nhân tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp Trước kia nước ta dưới thời kinh tế tập trung bao cấp nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm không được coi trọng lắm nhất là vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm .Còn ngày nay trong nền kinh tế thị trường tầm quan trọng của việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã được các doanh nghiệp nhận thức một cách đầy đủ và có sự đầu tư chính đáng.
    Với công ty Cổ phần lâm sản Nam Định là một công ty cổ phần thực hiện sản xuất kinh doanh các sản phẩm lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, các loại đồ mộc dân dụng, mộc xây dựng cơ bản, mộc công cụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, hợp tác với Lào và chế biến lâm sản hàng hoá.
    Công tác tiêu thụ được các doanh nghiệp ngày nay đánh giá là quan trọng nhất, chi phối mạnh mẽ tới các khâu khác là cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh vì phương châm của bất kỳ doanh nghiệp nào là: sản suất những gì thị trường cần chứ không phải là tiêu thụ những gì có thể sản xuất được.
    Xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện thực tế em đã chọn đề tài: “Những biện pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định”
    Đề tài gồm ba phần :
    PHẦN I: Những lý luận chung về tiêu thụ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp .
    PHẦN II" class="mceSmilieSprite mceSmilie7" alt=":p" title="Stick Out Tongue :p">hân tích và đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định trong thời gian qua.
    PHẦN III: Những biện pháp chủ yếu nhằm duy trì và mở rộng thị thường tiêu thụ sản phẩm ở công ty Cổ phần lâm sản Nam Định trong thời gian tới.
    Với khả năng có hạn nên chuyên đề tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.
    Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn, cảm ơn các cô chú anh chị nơi thực tập đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập cũng như trong việc hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
    Hà Nội,tháng 4 năm 2004
    Sinh viên thực hiện
    PHẦN I
    NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP


    I. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở MỘT DOANH NGHIỆP .
    1.Khái niệm thị trường
    Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển thì khái niệm về thị trường đã trở nên quen thuộc, nó không còn xa lạ với bất cứ ai làm kinh doanh. Cho đến nay nền sản xuất hàng hoá đã phát triển qua nhiều thời kỳ, nó rất đa dạng và phong phú cho nên khái niệm về thị trường cũng rất đa dạng. Tuỳ theo từng thời kỳ, từng thời điểm, từng mục đích nghiên cứu khác nhau người ta cũng có những khái niệm khác nhau về thị trường.
    Theo quan điểm của kinh tế chính trị Mác- Lê nin: Thị trường là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá, giá cả dịch vụ và sản lượng.
    Theo từ điển kinh tế học : Thị trường là nơi trao đổi hàng hoá được sản xuất ra và hình thành trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá cùng với quan hệ kinh tế giữa người với người liên kết lại với nhau thông qua trao đổi hàng hoá .
    Theo quan điểm của Samuelson:Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán tương tác với nhau để xác định số lượng và giá cả hàng hoá hay dịch vụ.
    Theo quan điểm Marketing: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu mong muốn đó.
    Qua các khái niệm về thị trường ở trên ta thấy thị trường là một phạm trù riêng của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố nhu cầu, lượng cung ứng và giá cả, ba nhân tố này có quan hệ mật thiết với nhau. Qua thị trường chúng ta có thể xác định mối tương quan giữa cung và cầu của thị trường , thị trường còn là nơi kiểm nghiệm giá trị chất lượng của hàng hoá và dịch vụ. Ngược lại hàng hoá và dịch vụ phải đáp ứng nhu cầu thị trường và phải được thị trường chấp nhận. Chính vì vậy các yếu tố liên quan đến hàng hoá và dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường . Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất hàng hoá và phân công lao động xã hội, ở đâu có sản xuất hàng hoá và phân công lao động xã hội thì ở đó xuất hiện phạm trù thị trường . Sản xuất hàng hoá và phân công lao động xã hội càng phát triển đòi hỏi thị trường cũng phát triển theo.
     
Đang tải...