Tài liệu Những biện pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Những biện pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng

    Lời nói đầu


    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Việt Nam là một trong những nước đang phát triển có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu với hơn 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% sống bằng nghề nông. Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2000 đạt 108,113 tỷ đồng chiếm khoảng 25% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Do đó Đảng và Nhà nước ta đă khẳng định vai tṛ, vị trí to lớn của nông nghiệp coi nông nghiệp là ngành sản xuất đặc biệt quan trọng của nước ta
    Công cuộc đổi mới kinh tế nông nghiệp ở nước ta bắt đầu từ chỉ thị 100 của Ban bí thư (1 - 1981) đến Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. Tiếp theo đó là những giải pháp chính sách cụ thể của Chính phủ để tạo ra mét giai đoạn mới cho nền kinh tế nước ta. Những năm qua, nước ta từ một nước tự cung tự cấp các sản phẩm nông nghiệp đă chuyển sang một nước có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và xuất khẩu lớn trong khu vực và thế giới, kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm trên 3 tỷ USD. Tuy nhiên trong nền kinh tế nông nghiệp vẫn sản xuất chủ yếu tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển nhiều, dịch vụ nông nghiệp c̣n rất Ưt. Như vậy , nhanh chóng thay đổi được bộ mặt của nông nghiệp nông thôn nói chung và chuyển dịch ngành trồng trọt nói riêng v́ hiện nay ngành trồng trọt chiếm 69,10% cơ cấu ngành nông nghiệp là một vấn đề có tính cấp thiết trong điều kiện hiện nay.
    Cao Bằng là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc - Bắc Bộ, có vị trí quan trọng về quốc pḥng an ninh không chỉ với vùng Đông Bắc mà c̣n đối với cả nước.
    Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72 km[SUP]2[/SUP] dân số trung b́nh năm 2000 là 494.700 người với 9 dân tộc chính sinh sống trong đó dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số (78,9%). Trong những năm vừa qua thực hiện Nghị Quyết Đại hội VIII của Đảng và Nghị Quyết Đại hội của tỉnh Cao Bằng lần thứ 14 cùng với cả nước, nền nông nghiệp của tỉnh đă đạt được một số thành tích đáng kể trong phát triển nền kinh tế nông nghiệp nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng. Nhiều mô h́nh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đă thành công và được mở rộng. Đó là các mô h́nh sản xuất Lúa lai, Ngô lai, Thuốc lá giống mới, các mô h́nh đưa một số cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế vào gieo trồng trên đất lúa một vụ trong vụ xuân để tăng nhanh hiệu quả sử dụng đất. Tuy nhiên đến nay sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt c̣n chậm hơn so với một số tỉnh khác trong vùng và một số loại cây trồng mới đưa vào sản xuất chưa đảm bảo ổn định, có tính bền vững cao.
    Để tập dượt nghiên cứu những vấn đề thực tiễn em tiến hành chọn đề tài: Những biện pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng làm tên luận văn tốt nghiệp đại học.
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.

    Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá những vấn đề lư luận về cơ cấu ngành trồng trọt trên cơ sở đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh trong những năm vừa qua và lợi thế của từng vùng sinh thái ở Cao Bằng, để đưa ra những quan điểm, phương hướng, giải pháp để chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng và cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt nói chung ở tỉnh Cao Bằng trong những năm tiếp theo nhằm tạo ra các vùng sản xuất một số loại cây trồng có ưu thế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

    a, Đối tượng nghiên cứu.
    Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh tập trung theo các hướng chuyển đổi sau:
    + Chuyển đổi giữa các nhóm cây trồng (cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả).
    + Chuyển đổi về giống cây trồng
    + Chuyển đổi về mùa vụ
    + Chuyển đổi về cơ cấu ngành trồng trọt theo vùng lănh thổ (3 tiểu vùng sinh thái).
    b, Phạm vi nghiên cứu.
    Nghiên cứu trên toàn bộ phạm vi lănh thổ tỉnh Cao Bằng
    4. Phương pháp nghiên cứu.

    Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài trong quá tŕnh nghiên cứu tập trung áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    - Phương pháp duy vật biện chứng.
    - Phương pháp so sánh đối chứng.
    - Phương pháp thống kê.
    - Phương pháp toán thống kê.
    - Phương pháp logic và lịch sử.
    5. Cấu trúc của luận văn.

    Ngoài phần lời nói đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương:
    Chương I: Cơ sở lư luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
    Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng thời kỳ.
    Chương III: Quan điểm, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng đến năm 2010.



    Chương I

    Cơ sở lư luận và thực tiễn về chuyển

    dịch cơ cấu ngành trồng trọt


    I. Khái niệm, đặc điểm và nội dung của cơ cấu ngành trồng trọt.

    I.1. Khái niệm về cơ cấu ngành trồng trọt.

    Cơ cấu ngành trồng trọt là một phạm trù khoa học biểu hiện tŕnh độ tổ chức và quản lư sản xuất nông nghiệp, đồng thời cơ cấu ngành trồng trọt cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng của chiến lược nông sản phẩm.
    Cơ cấu ngành trồng trọt xuất phát từ thuật ngữ cơ cấu theo thuyết cấu trúc và học thuyết tổ chức hữu cơ, th́ cơ cấu có thể hiểu như là một cơ thể được h́nh thành trong điều kiện môi trường nhất định. Trong đó các bộ phận hay yếu tố của nó được cấu tạo có tính quy luật và hệ thống theo một tŕnh tự và tỷ lệ thích ứng. Nội dung cốt lơi của nó là biểu hiện vị trí, vai tṛ của từng bộ phận hợp thành và có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong tổng thể. Một cơ cấu có thể được thay đổi để phù hợp với điều kiện khách quan nhất định. Suy rộng ra cơ cấu cây trồng có thể quan niệm trên cơ sở của khái niệm cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành với vị trí tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và mối quan hệ tương tác của mỗi bộ phận Êy trong quá tŕnh phát triển của nền sản xuất xă hội.
    Một cơ cấu kinh tế hợp lư sẽ cho phép tạo nên sự cân đối hài hoà của nền kinh tế để sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, của cải vật chất và lao động. Xem xét cơ cấu kinh tế là xem xét cấu trúc bên trong của quá tŕnh tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế thông qua các mối quan hệ kinh tế. Đó là quan hệ tỷ lệ về lượng và chất. C̣n quá tŕnh tái sản xuất xă hội bao gồm toàn bộ quan hệ sản xuất tồn tại thích ứng với tŕnh độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất. Cơ cấu kinh tế của một xă hội luôn chịu ảnh hưởng bởi quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Mối quan hệ kinh tế đó không phải những quan hệ riêng lẻ, tách rời của các bộ phận kinh tế mà là những quan hệ tổng thể của các bộ phận cấu thành kinh tế như: quan hệ giữa các ngành kinh tế (Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ ), giữa các vùng kinh tế, giữa các thành phần kinh tế Những quan hệ này là quan hệ về mặt lượng lẫn mặt chất. Cơ cấu kinh tế bao giờ cũng biểu hiện trong những điều kiện về thời gian và không gian nhất định trong những điều kiện tự nhiên, kinh tế xă hội nhất định. Cơ cấu ngành trồng trọt thích hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi địa phương. Đồng thời cơ cấu kinh tế không tồn tại một cách cố định lâu dài, mà luôn có sự biến động và phải có những chuyển dịch cần thiết thích hợp với sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xă hội đều gây ra những thiệt hại về kinh tế. Việc duy tŕ hay thay đổi cơ cấu kinh tế không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện của tăng trưởng và phát triển kinh tế. V́ vậy có nên biến đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không, chuyển dịch nhanh hay chậm không phải dựa vào mong muốn chủ quan mà phải dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xă hội như thế nào. Điều này thật cần thiết cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước, mỗi ngành kinh tế trong đó có cơ cấu của ngành nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng.
    I.2. Đặc điểm của cơ cấu ngành trồng trọt.

    I.2.1. Cơ cấu ngành trồng trọt mang tính khách quan.
    Mỗi ngành, mỗi vùng đều có cơ cấu riêng của ḿnh theo điều kiện tự nhiên xă hội, điều kiện kinh tế cụ thể. Đối với cơ cấu ngành trồng trọt cũng vậy sự phát triển của nó cũng c̣n tuỳ thuộc vào tŕnh độ của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xă hội. Quá tŕnh phát triển của lực lượng sản xuất nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng tự nó đă xác lập nhưng tỷ lệ theo các mối quan hệ tất yếu. Vai tṛ của yếu tó chủ quan là thông qua nhận thức ngày càng sâu sắc của quy luật khách quan mà phân tích, đánh giá những xu hướng phát triển khác nhau đôi khi c̣n mâu thuẫn nhau, để t́m ra những phương án thay đổi cơ cấu có hiệu quả cao nhất trong những điều kiện cụ thể của đất nước. Do đó con người có thể tác động góp phần thúc đẩy hoặc hạn chế quá tŕnh h́nh thành và biến đổi cơ cấu kinh tế hợp lư và ngược lại.
    I.2.2. Cơ cấu ngành trồng trọt mang tính lịch sử và xă hội nhất định.
    Cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung đều phản ánh lên cái tính quy luật chung của quá tŕnh phát triển kinh tế xă hội. Cơ cấu này ở mỗi nơi lại khác nhau và trong mỗi nước th́ mỗi vùng lại có một cơ cấu khác nhau do đó cơ cấu ngành trồng trọt mang tính vùng rơ rệt. V́ vậy đ̣i hỏi người sản xuất phải tôn trọng tính vùng của ngành trồng trọt để có thể xây dựng một cơ cấu ngành linh hoạt, mềm dẻo, tránh tính cứng nhắc của một cơ cấu để đảm bảo hiệu quả kinh tế, phát huy được tính vùng.
    I.2.3. Cơ cấu ngành trồng trọt không cố định mà luôn vận động.
    Cơ cấu ngành trồng trọt không thể cố định mà luôn có sự biến đổi, điểu chỉnh thích hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xă hội và tiến bộ khoa học công nghệ đảm bảo quy mô và phát triển kinh tế. Trong triết học, Các Mác nói rằng: Sự vật hiện tượng luôn vận động và biến đổi không ngừng. Cơ cấu ngành trồng trọt phát triển và biến đổi chặt chẽ gắn bó với sự phát triển và biến đổi của lực lượng sản xuất và phân công lao động xă hội. Lực lượng sản xuất càng phát triển th́ con người càng văn minh, khoa học càng hiện đại, công nghệ càng tiên tiến, chuyên môn hoá và phân công lao động ngày càng cao, tất yếu sẽ dẫn đến cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện. Bên cạnh đó là sự vận động và biến đổi của các bộ phận kinh tế. Đây là mối quan hệ chuyển hoá lẫn nhau. Bộ phận kinh tế thay đổi phát triển hơn tất yếu sẽ kéo theo cơ cấu kinh tế ngày một biến đổi hoàn thiện hơn. Từ sự thay đổi về lượng đến sự thay đổi về chất, một cơ cấu kinh tế mới ra đời tiến bộ hơn để phù hợp với sự biến đổi đó, nó phản ánh sự phát triển không ngừng của văn minh nhân loại.
    Tuy nhiên cơ cấu kinh tế luôn luôn thay đổi mà nó phải tương đối ổn định nhằm đảm bảo sự phù hợp với quá tŕnh h́nh thành và phát triển của nó một cách khách quan. Bởi v́ sự thay đổi thường xuyên của cơ cấu kinh tế sẽ tạo sự thay đổi không ổn định của sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật gây nên lăng phí tổn thất cho nền kinh tế.
    I.2.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt là một quá tŕnh.
    Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt là một quá tŕnh làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ kinh tế theo mục đích và phương hướng nhất định. Chuyển dịch ở đây cũng có nghĩa là sự vận động, biến đổi của cơ cấu kinh tế từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp.
    Nói đến chuyển dịch cơ cấu là một quá tŕnh cũng có nghĩa là một sự nóng vội hoặc bảo thủ, tŕ trệ trong quá tŕnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều có thể gây hại cho nền kinh tế quốc dân. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải là một quá tŕnh nhưng không phải là quá tŕnh tự phát mà con người có thể và nhất thiết phải tác động và thúc đẩy, thậm chí có những can thiệp nhằm thúc đẩy quá tŕnh này. Tất nhiên sự tác động này của con người phải trên cơ sở nhận thức được những quy luật khách quan của chúng để tác động đúng mục tiêu đă được hoạch định. Vấn đề quan trọng phải là từ đầu với những biện pháp nào và tác động vào khâu nào để có thể gây phản ứng dây chuyền tạo ra bước phát triển mới cho tổng thể nền kinh tế quốc dân.
    Đồng thời ngành trồng trọt lại có những đặc điểm riêng của ḿnh, ảnh hưởng đến quá tŕnh h́nh thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Do ngành trồng trọt sản xuất theo phương pháp sinh học nên nó chịu sự chi phối, lệ thuộc rất lớn, rất quan trọng và nghiêm ngặt của các điều kiện tự nhiên. Quá tŕnh h́nh thành và phát triển cơ cấu ngành trồng trọt gắn với việc bố trí và chuyên môn hoá sản xuất cây trồng. Chuyên môn hoá nông nghiệp nói chung và cây trồng nói riêng nó là một tất yếu tuy nhiên không thể tiến hành một cách cao độ, triệt để như trong công nghiệp được mà cần thiết phải kết hợp với phát triển tổng hợp v́:
    Trong nhiều vùng có nhiều loại đất khác nhau không trồng một loại cây như nhau, cần kết hợp với phát triển tổng hợp, sử dụng các tiềm năng đa dạng.
    - Các loại cây con có mối quan hệ hữu cơ là điều kiện để hỗ trợ cho nhau v́ vậy sản xuất tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao.
    - Để khắc phục tính thời vụ cao trong ngành trồng trọt.
    - Nhiều loại sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ nội bộ rất lớn, v́ vậy kinh doanh tổng hợp góp phần giải quyết nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển cho xă hội.
    Sự rủi ro trong nông nghiệp trong đó có ngành trồng trọt là khá lớn nên kinh doanh tổng hợp đảm bảo an toàn hơn.
    I.3. Nội dung của cơ cấu ngành trồng trọt.

    Cơ cấu ngành trồng trọt cũng như cơ cấu kinh tế nông nghiệp nó bao gồm: Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng lănh thổ.
    I.3.1. Cơ cấu ngành và nội bộ ngành nông nghiệp
    Chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt biểu hiện sự thay đổi. Cây lương thực và cây thực phẩm, cây ăn quả, cây lúa, cây màu qua sù thay đổi đó cần phân biệt theo đặc trưng kỹ thuật kinh tế đề ra một hệ thống phân công lao động phù hợp giữa các nhóm cây trồng.
    I.3.2. Cơ cấu vùng lănh thổ của ngành trồng trọt.
    Đối với cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu vùng xuất phát từ những hoạt động sản xuất các loại cây trồng, do đó nói về mặt vị trí địa lư các vùng trong nông nghiệp thường là vị trí rộng lớn, thưa dân cư, tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục lại kém phát triển hơn các vùng kinh tế khác nhau và cơ cấu vùng (lănh thổ) gắn với những điều kiện không gian cụ thể. Do vậy nếu mỗi vùng mỗi địa phương có một cơ cấu cây trồng thích hợp kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi và dịch vụ khác một cách hợp lư có hiệu quả nhất th́ sẽ phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương.

    I.3.3. Cơ cấu thành phần kinh tế.
    Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện nay, các ngành kinh tế nói chung và các ngành kinh tế nông nghiệp nói riêng cũng có nhiều sự thay đổi về mặt quản lư, mô h́nh sản xuất, tổ chức dẫn đến sự thay đổi đó dẫn đến sự phát triển và hoàn thiện dần cơ cấu các thành phần kinh tế. Kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế hộ nông dân, kinh tế tư nhân.
    II. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành trồng trọt và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt.

    II.1. Những nhân tố tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt.

    Cơ cấu ngành trồng trọt chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau, mỗi nhân tố đều có vai tṛ, vị trí tác động nhất định tới cơ cấu ngành trồng trọt. Có những nhân tố tác động tích cực, nhưng cũng có những nhân tố tác động tiêu cực. Có những nhân tố được coi là năng động vào thời điểm này ở vùng này nhưng ở vùng khác lại bị coi là tŕ trệ. Tổng hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt cho phép chúng ta t́m lợi thế so sánh của mỗi vùng, mỗi địa phương để từ đó có thể lựa chọn được một cách sơ bộ nhất một cơ cấu hợp lư hài hoà, thích hợp nhất với sự tác động của các nhân tố đó.
    II.1.1. Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên.

    Nhóm này bao gồm các yếu tố: Vị trí địa lư của các vùng lănh thổ, điều kiện đất đai giữa các vùng, điều kiện khí hậu thời tiết các vùng, các nguồn tài nguyên khác của vùng (nguồn nước, rừng, biển, quỹ gien, khoáng sản ).
    Các nhân tố tự nhiên trên tác động một cách trực tiếp với sự h́nh thành vận động và biến đổi của cơ cấu ngành trồng trọt. Sự tác động với ảnh hưởng của cơ cấu điều kiện tự nhiên tới mỗi loại cây trồng không giống nhau. Chính từ sự tác động không giống nhau đó làm cho số lượng và quy mô của các loại cây trồng khác nhau. Điều này được thể hiện rơ nét trong sự phân biệt về cơ cấu cây trồng giữa các vùng trong cả nước đặc biệt là giữa đồng bằng và miền núi, hay là ngay bản thân trong cùng một lănh thổ. Do đó phải dựa vào cơ sở của các phương án phân vùng quy hoạch nông nghiệp nhất là việc h́nh thành các vùng chuyên canh cây trồng, h́nh thành các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao. Cần phải nhận thức rằng không thể dựa vào quan niệm sản xuất nhỏ, phân tán, manh mún, để bố trí cây trồng một cách dàn trải, bất hợp lư. Nói tóm lại, muốn đạt được một khối lượng sản phẩm cao trên một đơn vị diện tích trong sản xuất trồng trọt phải bố trí một hệ thống cây trồng đảm bảo lợi dụng tốt nhất các điều kiện địa h́nh, khí hậu đất đai. (Bởi v́ bản thân cây trồng đều là cơ thể sống chúng tồn tại sinh trưởng theo quy luật sinh học) và tránh được các tác hại do thiên tai gây ra và c̣n lợi dụng triệt để những đặc tính sinh học tốt của cây trồng.
    Từ những điều kiện đó để bố trí được một cơ cấu ngành trồng trọt hợp lư cần phải phân tích đánh giá được điều kiện địa h́nh, đất đai, khí hậu v quần thể thực vật của vùng.
    II.1.2. Nhóm điều kiện kinh tế - xă hội.

    Nhóm này bao gồm các nhân tố như: thị trường (thị trường trong và ngoài nước) hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng kinh nghiệm tập quán và truyền thống sản xuất của dân cư, dân số và lao động Nhóm nhân tố này luôn có tác động mạnh mẽ tới sự h́nh thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu trồng trọt nói riêng.
    Trong các nhân tố trên th́ nhân tố thị trường có điều kiện quyết định tới sự phát triển kinh tế nói chung và sự h́nh thành biến đổi cơ cấu kinh tế, bởi v́ nó chỉ tồn tại và vận dụng thông qua hoạt động của con người. Những người sản xuất hàng hoá chỉ sản xuất và đem bán ra thị trường, trao đổi những sản phẩm mà họ cảm thấy chúng đem lại lợi Ưch thoả đáng, như vậy thị trường thông qua quan hệ cung cầu mà tín hiệu giá cả, hàng hoá thúc đẩy hay ngăn cản người sản xuất tham gia hay không tham gia vào thị trường. Do đó chính từ thị trường mà người sản xuất tự xác định khả năng tham gia cụ thể của ḿnh vào thị trường những loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ǵ? Với quy mô nào? Thông qua đó phản ánh cơ cấu kinh tế từng vùng, từng địa phương. Tuy nhiên do mức độ tiếp nhận thông tin khác nhau và khả năng xử lư cũng khác nhau, điều kiện sản xuất lại chi phối dẫn đến lượng người tham gia vào việc tạo ra và tiêu thụ sản phẩm cũng không giống nhau.
    Cơ cấu ngành trồng trọt về cơ bản phản ánh yêu cầu của sản xuất hàng hoá và thị trường, tuân theo sự phân công lao động xă hội, tính chất chuyên môn hoá tập trung hoá sản xuất. Nhu cầu sản xuất hàng hoá và thị trường là điều kiện quyết định sự biến đổi về chất của cơ cấu cây trồng. Suy cho cùng th́ nhu cầu về nông sản và môi sinh của xă hội càng cao th́ càng thúc đẩy cơ cấu cây trồng chuyển biến theo hướng tiến bộ.
    Từ đặc điểm đó đ̣i hỏi khi xác định cơ cấu cây trồng th́ cần được dựa vào nhu cầu thị trường nông sản, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xă hội của mỗi vùng, mỗi địa phương, sự phân công vùng quy hoạch nông nghiệp và phương hướng phát triển nông nghiệp trong từng thời kỳ.
    II.1.3. Nhóm nhân tố về tổ chức kỹ thuật.

    Nhóm này gồm: Các h́nh thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
    Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần hoàn thiện các phương thức sản xuất nhằm khai thác, sử dụng hợp lư, hiệu quả hơn các nguồn lực xă hội và trong ngành trồng trọt. Thông qua đó thúc đẩy sự phát triển các ngành sản xuất, các vùng kinh tế, đặc biệt là những ngành, những vùng có lợi thế. Như vậy chúng ta thấy rằng sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, hơn nữa các nhân tố đó lại tác động hữu ứng và thay đổi thường xuyên. Nên việc xác định cơ cấu ngành trồng trọt trước hết phải t́m hiểu nhu cầu thị trường cả trong và ngoài nước về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả. Trên cơ sở đó mà tự có sự bố trí sắp xếp sản xuất hợp lư đáp ứng được nhu cầu thị trường thúc đẩy nhanh tái sản xuất mở rộng.
    II.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt.

    Ngành trồng trọt là đối tượng chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, ở nước ta hiện nay tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm khoảng 80% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Do đó để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và tăng nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp cần phải đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. Muốn vậy trước hết phải sử dụng một cách hợp lư nhất các điều kiện tự nhiên như: Khí hậu đất đai, nước, cây trồng và các nguồn lợi kinh tế - xă hội: như lao động, tiền vốn, vật tư, kỹ thuật Mét trong những biện pháp kinh tế kĩ thuật nhằm tận dụng tối ưu các nguồn lợi tự nhiên và kinh tế - xă hội là bố trí cơ cấu cây trồng hợp lư với từng vùng, từng địa phương. Nếu mỗi vùng, mỗi địa phương có một cơ cấu cây trồng thích hợp kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi và các ngành dịch vụ khác một cách hợp lư có hiệu quả nhất th́ sẽ phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu cây trồng cần phải được phối hợp với hàng loạt các chính sách khác sao cho hài hoà thích hợp, nhằm khai thác một cách triệt để và có hiệu quả kinh tế các thế mạnh của địa phương.
    Đối với các quốc gia có nền kinh tế mới phát triển như nước ta th́ sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt có ư nghĩa quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
    III. xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt.
     
Đang tải...