Đồ Án Những biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thu hút FDI tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    166
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Những biện pháp chủ yếu đẩy mạnh thu hút FDI tại VN


    CHƯƠNG 1

    MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC
    TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI
    NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN


    1. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

    1.1 Khái niệm

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn.

    Về thực chất, FDI là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối trọng mà họ bỏ vốn.

    1.2. Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

    Trong thực tiễn, FDI có nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Những hình thức được áp dụng phổ biến là:
    - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
    - Doanh nghiệp liên doanh
    - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
    Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể và tuỳ vào từng quốc gia khác nhau mà các hình thức trên đây được áp dụng khác nhau.

    Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư , Chính phủ nước sở tại còn lập ra các khu vực ưu đãi trong lãnh thổ nước mình như: khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế hoặc là áp dụng các hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT) hay xây dựng – chuyển giao (BT) hay xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO)

    1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài

    1.3.1. Tác động tích cực

    a). Đối với nước xuất khẩu vốn đầu tư

    - Có khả năng trực tiếp kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ. Do vậy, vốn đầu tư được sử dụng với hiệu quả cao.
    - Giúp các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu của nước sở tại.
    - Do khai thác được nguồn nhân công với giá rẻ nên giúp họ giảm chi phí và nâng cao năng suất lao ddộng.
    - Do xây dựng được các doanh nghiệp nằm trong lòng nước sở tại vì thế mà tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước sở tại.

    b). Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư

    - Tạo điều kiện cho nước sở tại có thể thu được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài.
    - Tạo điều kiện cho nước sở tại khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    - Giúp cho các nước sở tại sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, mở rộng tích luỹ và góp phần vào việc nâng cao tốc độ phát triển kinh tế.

    1.3.2. Tác động tiêu cực

    - Nếu môi trường chính trị và kinh tế ở nước sở tại không ổn định sẽ hạn chế nguồn FDI .
    - Nếu nước sở tại không có một quy hoạch đầu tư cụ thể và khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức và nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.
    - Nước sở tại khó chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ.
    - Nếu không thẩm định kỹ sẽ dẩn đến sự du nhập của các loại công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiểm môi trường
     
Đang tải...