Tiểu Luận Những biến đổi xã hội Việt Nam trong công cuộc đổi mới ( từ 1986 đến nay)

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Mở Đầu
    Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo thời gian.Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày. Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi. Tất cả các xã hội đều ở trong một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục.
    Nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ cùng với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đồng thời vận dụng sáng tạo học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong xem xét các sự vật hiện tượng; Đảng và nhà nước ta đã căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước mà có những chính sách cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội.
    Sau khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện vào năm 1986 thì cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam được xác lập một cách cụ thể hơn với các thành phần kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cơ cấu xã hội cũng có những biến đổi theo phù hợp với tình hình mới. Rõ ràng nếu chúng ta có điều kiện đi sâu nghiên cứu toàn bộ sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam trong một thời gian dài như vậy, chúng ta sẽ thấy được một bức tranh toàn diện về đất nước ta trên hai bình diện đó.
    Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, từ Đại hội VI đến Đại hội X của Đảng, Đảng ta đã phân tích, đánh giá tình hình trong nước và thế giới một cách khách quan, xác định các xu thế phát triển tất yếu của thế giới và đã thực hiện bước chuyển đổi quan trọng cả về lý luận và thực tiễn: xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới tiến hành trong hơn 25 năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...