Tiến Sĩ Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU .1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
    .12
    1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về tình hình kinh tế - xã hội cả nước trước và trong thời kỳ đổi mới 12
    1.2. Nhóm công trình đề cập đến những vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn giai đoạn trước và trong 25 năm đổi mới 16
    1.3. Nhóm các công trình nghiên cứu kinh tế - xã hội vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long18
    1.4. Nhóm những nghiên cứu về khu vực Đồng Tháp Mười và kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp .24

    Chương 2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1988 .27
    2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 27
    2.2. Những thay đổi của kinh tế - xã hội ở nông thôn Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 1988 .49
    Tiểu kết chương 2 63
    Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 1988 ĐẾN NĂM 2000 .65
    3.1. Đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, sự vận dụng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn 65
    3.2. Những chuyển biến kinh tế 70
    3.3. Những chuyển biến xã hội 84
    Tiểu kết chương 3 .93

    Chương 4. BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010
    94
    4.1. Tỉnh Đồng Tháp vận dụng chủ trương của Đảng thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2001-2010 .94
    4.2. Kinh tế nông nghiệp, nông thôn Đồng Tháp trong việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 97
    4.3. Những biến đổ xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp .115
    4.4. Tỉnh Đồng Tháp thực hiện hướng tới chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 128
    Tiểu kết chương 4 .132
    KẾT LUẬN 133
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 140


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn được đặc biệt coi trọng. Đây là vấn đề then chốt góp phần giữ vững ổn định xã hội, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nước ta về cơ bản vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với gần 80% dân số sống ở nông thôn. Đây cũng là địa bàn tập trung đại bộ phận người nghèo trong xã hội. Vì vậy phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định tình hình kinh tế, xã hội tạo cơ sở cho phát triển công nghiệp”. [8; tr 44]
    Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X tháng 7 năm 2008 cũng xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”[ 49; tr 123].
    Xuất phát từ thực tiễn của đất nước và tham khảo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới khi tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đều phải ưu tiên phát triển nông nghiệp và lấy nông thôn làm tiền đề để giữ vững sự ổn định xã hội, tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Kết qủa sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá cao theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế như gạo, cà phê, điều, hạt tiêu, hàng thủy sản . Kinh tế nông thôn đã và đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đời sống nông dân được cải thiện theo hướng tích cực, nông thôn có những bước phát triển theo hướng nâng cao điều kiện sinh hoạt vật chất cho nông thôn theo các tiêu chí “ điện, đường, trường, trạm”.
    Trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho tổ quốc, nông thôn miền Nam nói chung và nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói riêng là địa bàn đứng chân chiến lược của các lực lượng cách mạng, là một trong nơi cung cấp nhân tài, vật lực cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975). Trong thời kỳ hòa bình xây dựng và phát triển đất nước, nông thôn là địa bàn quan trọng để thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được khởi đầu từ năm 1986 đến nay đã tác động sâu rộng đến từng người dân, từng gia đình, từng địa phương trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Nhiều vấn đề cấp bách đặt ra cần phải giải quyết ở khu vực nông thôn như xác đinh vị trí, vai trò và tầm quan trọng của địa bàn nông thôn trong việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cũng như xây dựng xã hội nông thôn ổn định và phát triển bền vững nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa sự phát triển của thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các địa phương.
    Nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội nông thôn nước ta nói chung, nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển, nhất là phát triển bền vững. Những kết quả nghiên cứu thu được không chỉ phản ánh thực trạng hay là một bản tổng kết về tình hình kinh tế - xã hội nông thôn của một tỉnh so với các tỉnh khác trong khu vực và toàn quốc mà còn góp phần tìm ra nguyên nhân của những thành công và những khó, khăn thách thức trên con đường phát triển. Chính vì vậy, nghiên cứu chuyển biến kinh tế - xã hội nông thôn là một yêu cầu cấp thiết đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhất là trong bối cảnh cả nước đang tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
    Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nền kinh tế của tỉnh chủ yếu là hoạt động nông nghiệp với thế mạnh là sản xuất lúa gạo. Đối với tỉnh Đồng Tháp nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đi lên của tỉnh. Kinh tế nông nghiệp Đồng Tháp trong những năm gần đây có những chuyển biến mạnh, từ nền sản xuất nông nghiệp truyền thống mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinh tế nông nghiệp hàng hoá, đã góp phần đưa kinh tế của tỉnh từng bước ổn định và phát triển, đồng thời làm cơ sở cho công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài “ Những biến đổi về kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Đồng Tháp từ năm 1975 đến năm 2010” có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn.
     
Đang tải...