Tài liệu Những biến đổi và phát triển của nền hành chính nước ta thời Trần? Đánh giá ý nghĩa những biến đổi đ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhà Trần thay nhà Lý mở ta một thời kỳ tiế tục phát triển cao hơn của xã hội Đại Việt. Chính quyền nhà Trần trong thế kỳ XIII vững vàng, mà năng động, đã tạo râ một nền thống nhất và ổn định đất nước cho đến giữa thế kỷ XIV. Triều đình Thăng Long trong thời gian này trước hết là tổ chức chính quyền của dòng họ Trần. Vua Trần tự đề câo vị trí bản thân, đồng nhất ngôi vua với đất nước.

    1250 Thái Tông “xuống chiếu” cho thiên hạ gọi vua là . nâng cao hơn tính chuyên chế và tập trung của triều đình. Để đảm bảo vững chắc vị trí và khả năng nắm chính quyền trong tay vua, tránh những vụ tranh ngôi trong nội bộ hoàng tộc, và cũng để cho vua trẻ điều khiển chính quyền vững vàng, nhà Trần áp dụng chế độ Thái thượng hoàng. Vua cha chỉ làm việc một số năm rồi truyền cho con, còn bản thân lui về Tức Mặc (Nam Định) giữ tư cách cố vấn. Quyền hành của Thái thượng hoàng rất lớn không chỉ có quyền chỉ định người kế vị mà khi cần có thể truất bỏ ngôi vua.
    Để củng cố vương quyền, nhất là trong những thời kỳ đầu, nhà Trần đã thực hiện một nền chuyên chính dân chủ dòng họ. Tầng lớp quý tộc tông thất nắm độc quyền lãnh đạo quốc gia. Các chức vụ chủ chốt trong triều đình (nhất là về võ quan, như các tướng lĩnh trong cuộc kháng chiến chống Nguyên) đều do các người họ hàng thân cận với nhà vua nắm giữ. Để đề phòng nạn ngoại thích, nhà Trần thực hiện chế độ hôn nhân đồng tộc. Nhiều nhà vua và vương hầu tôn thất nhà Trần đã lấy những người trong họ hàng đôi khi khá gần gũi (Trần Thái Tông lấy chị dâu, Trần Thủ độ lấy chị họ .). Mặt khác, các vua Trần cũng hết lòng thương yêu đùm bọc các vương hầu tôn thất.
    à Nền quân chủ quý tộc dòng họ.
    2) Biến đổi và phát triển nền hành chính
    Họ Trần tuy đã nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong triều đình và một số lộ phủ quan trọng, nhưng số lượng người và năng lực có hạn, vẫn phải xây dựng bộ máy hành chính từ trung ương à địa phương, thu nhận nhiều người thuộc các tầng lớp. Nhà nước này là khối liên kết của dòng họ Trần với bộ phận quan liêu ở các cấp chính quyền khác nhau và ngày càng mở rộng về phương thức tổ chức và cơ chế vận hành của nhà nước này có mặt phỏng theo mô hình nhà Tống.
    a)Triều đình
    -Bộ phận trung khu: gồm tể tướng, á tướng, tri mật viên sứ và hành khiển ở môn hạ sảnh có nhiệm vụ chỉ đạo các quan văn võ. Đứng đầu trung khu là quan chức mang danh hiệu tam thái (sư, phó, bảo) và tam thiếu (sư, phó, bảo) và tâm tư (tư đồ, tư mã, tư không). Chức vụ tể tướng phải là thân vương với chức danh là tả hữu tướng quốc hay nhập nôi kiểm hiệu đắc tiến khai phủ nghi đồng tam ti bình chương sự. Chức vụ á tướng thường là tham tri chính sự hay là tri mật viên sự và nhiều khi mang chức danh là tả, hữu bộc xạ kèm thêm 2 chữc “nhập nội”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...