Tài liệu Những bất cập về thời hiệu khởi kiện về quyển thừa kế trong pháp luật dân sự hiện hành

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ét về thời điểm ban hành thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế không phải là quy
    định mới vì vấn đề này đã được đặt ra từ
    Pháp lệnh thừa kế năm 1990 sau đó là Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS). Nhưng nếu xét về hệ quả áp dụng của nó vào thực tiễn cuộc sống thì mấy năm gần đây, việc khởi kiện, khiếu nại về việc này đã làm cho vấn đề trở thành mới và thực sự bức xúc.
    1. Chênh lệch với thời hiệu xác lập quyền sở hữu
    Điều 645 BLDS quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là mười năm. Theo quy định tại Điều 247 BLDS thì thời hiệu xác lập quyền sở hữu đối với động sản là mười năm, đối với bất động sản là ba mươi năm. Tại tiết b điểm 2.4 tiểu mục 2 mục II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02) quy định: “Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lí, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lí theo uỷ quyền . thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản”.
    Như vậy, sự khác nhau và chênh lệch về





    thời hạn giữa các điều luật này là quá lớn, không hợp lí. Bởi lẽ, theo Điều 636 BLDS thì “ngay thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”. Nghĩa là, ngay từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế đã có quyền năng của chủ sở hữu, mặc dù chưa phải là tài sản chung nhưng bản chất là tài sản chung. Do đó, khi nghiên cứu hoặc xây dựng các chế định pháp luật đối với loại tài sản này cần phải đặt trong mối liên hệ mật thiết với các chế định về tài sản chung, tạo nên sự đồng bộ hợp lí giữa các chế định pháp luật về loại tài sản này nhằm bảo đảm các quyền năng vốn có của các sở hữu chủ.
    Thực tế, sự khác biệt và chênh lệch như trên đã dẫn đến tình trạng tài sản của một người nếu “vứt” ra ngoài để người ngoài chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn ba mươi năm thì mới hết quyền đòi lại nhưng cũng tài sản đó được anh, em ruột cùng hàng thừa kế quản lí thì chỉ sau mười năm không khởi kiện đã mất quyền khởi kiện đòi quyền sở hữu tài sản, điều này là rất bất hợp lí. Vì những lẽ đó, cần thiết phải có giải pháp khắc phục từ gốc, giải quyết vấn đề một cách triệt để bằng cách




    * Trường chính trị tỉnh Hải Dương



    xóa bỏ sự chênh lệch, điều chỉnh thời hiệu ở Điều 645 với thời hiệu theo Điều 247 BLDS sao cho bằng nhau đều là ba mươi năm.
    2. Bất cập về thời hạn
    BLDS quy định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mười năm là quá ngắn đã làm hạn chế quyền hiến định và quyền dân sự của công dân. Bởi vì, thời hạn này chưa đủ thời gian cho một người thừa kế hoàn thiện năng lực hành vi dân sự của mình để trực tiếp thực hiện khởi kiện quyền thừa kế.
    Ví dụ: Trường hợp bố, mẹ mất để lại di sản là một ngôi nhà ở miền Bắc cho chị 3 tuổi và em 1 tuổi, sau đó chị vào Nam ở với bác, em ở lại ngôi nhà này với bà ngoại. Theo quy định trên thì trong vòng 10 năm chị phải khởi kiện để chia thừa kế nếu không thì hết thời hiệu và mất quyền khởi kiện. Nhưng muốn khởi kiện thì chị và em đều không trực tiếp khởi kiện được mà phải thông qua người đại diện theo pháp luật (người giám hộ) vì chị và em đều trong độ tuổi người chưa thành niên. Đây cũng là bất cập đòi hỏi pháp luật phải quy định điều chỉnh lại thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế cho thích hợp.
    Theo chúng tôi thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế ít nhất phải từ 18 năm trở lên. Khi thảo luận về Dự thảo Bộ luật dân sự, nhiều địa phương đề nghị 20 năm là họ đã tính đến yếu tố này. Tuy nhiên, trường hợp này còn có thể khắc phục bằng cách khác như quy định tạm dừng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đối với người chưa thành niên kể từ khi mở thừa kế đến khi người đó đủ mười tám tuổi. Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện



    về thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế thì thời hiệu khởi kiện của người chưa thành niên phải là: X (thời gian trưởng thành) + 10 năm, cụ thể nếu thời điểm mở thừa kế lúc em bé còn là bào thai thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế của em phải là: Thời gian bào thai + 18 năm + 10 năm = khoảng từ 28 năm 1 tháng đến 28 năm 9 tháng; nếu thời điểm mở thừa kế trường hợp người chưa thành niên lúc 17 năm 11 tháng tuổi thì thời hiệu khởi kiện của người chưa thành niên phải là: 1 tháng + 10 năm. Tuy nhiên, cách này vẫn là giải pháp tình thế nhưng nếu đề xuất như mục 1 nêu trên mà không được chấp nhận hoặc chưa được chấp nhận thì giải pháp này lại là cần thiết để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người chưa thành niên.
    3. Về điểm 2.4 tiểu mục 2 mục II Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 02/2004 ngày 10/8/2004
    Vì thời hiệu theo Điều 645 chênh lệch
    với Điều 247 BLDS mới dẫn đến việc ban hành mục: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong Nghị quyết số
    02. Nghị quyết đã mở ra cách giải quyết đúng cho một số trường hợp khi đã hết thời hiệu khởi kiện bằng việc chuyển di sản thành tài sản chung để chia theo pháp luật về tài sản chung. Điều này phù hợp với thực tế và đã khắc phục một phần những bất cập về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong pháp luật dân sự hiện nay nhưng do có sự hiểu khác nhau về Nghị quyết số 02 nên đã vô hình trung làm cho Nghị quyết số 02 (tiết a điểm 2.4 tiểu mục 2 mục II) bị khép lại.



    Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về tiết a điểm 2.4 tiểu mục 2 mục II của Nghị quyết số 02. Nội dung của tiết này quy định: Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau”.
    Tại tiết a.3 còn nói rõ: “Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung”.
    Cách hiểu thứ nhất: Thời gian Nghị quyết số 02 mới ban hành nhiều đương sự gửi đơn khởi kiện, toà án thụ lí nếu khi xét xử có chứng cứ khẳng định “di sản do người chết để lại chưa chia” thì tuyên bố chia cho các đồng thừa kế, trên thực tế những vụ việc này thường không có khiếu nại.
    Cách hiểu thứ hai: Trong Báo cáo tham luận của Toà dân sự – Toà án nhân dân tối cao ngày 27/12/2005 và trong tài liệu phục vụ thảo luận tại tổ trong Hội nghị tổng kết ngành toà án nhân dân năm 2006 đã đưa ra: Trường hợp kết thúc 10 năm mà các đồng



    thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Như vậy, phải hiểu là sau khi kết thúc 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế nếu có một trong các đồng thừa kế cho rằng di sản đã được chia, đã được cho hoặc không đồng ý chia thì không được chuyển thành tài sản chung để chia. Mặc dù những quan điểm đó chưa phải là giải thích luật nhưng không toà án địa phương nào dám làm khác đi. Vì vậy, loại việc này đến nay gần như bị khép lại hoàn toàn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...