Tiểu Luận Những bất cập trong việc thực thi chế độ ưu đãi xã hội tại việt nam hiện nay 8đ

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Bài làm của Sinh viên Luật

    NHỮNG BẤT CẬP TRONG VIỆC THỰC THI CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY


    Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước bên cạnh việc chú trọng đẩy mạnh về kinh tế thì Việt Nam cũng đã, đang và sẽ quan tâm giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo bình ổn xã hội trong đó chú trọng chăm lo đến lực lượng lớn những người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, bảo vệ tổ quốc .Có thể nói, đây là một vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nó không những đã thể hiện trách nhiệm của các cấp các ngành mà còn phản ánh truyền thống đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của nhân dân ta đối với những người có công đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước.
    1. Một số vấn đề về chế độ ưu đãi xã hội
    1.1. Văn bản:
    Hiện nay, chế độ ưu đãi xã hội được quy định trong khoảng 150 văn bản của Nhà nuớc, dưới dạng các pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư Nội dung chủ yếu thể hiện trong các văn bản:
    -Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” ngày 29/8/1994 của Uỷ ban thuờng vụ Quốc hội;
    -Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 có hiệu lực vào ngày 1.10.2005;
    -Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng ngày 21 tháng 6 năm 2007;
    -Nghị định huớng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
    -Các thông tư hướng dẫn của Bộ Lao Động – Thuơng binh và Xã hội và các bộ, liên bộ, liên bộ hữu quan như Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục – đào tạo
    -Một số văn bản liên quan khác như hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, giáo dục, các luật thuế
    1.2. Khái niệm:
    a. Ưu đãi xã hội:
    Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ của Nhà nuớc, của cộng đồng và toàn xã hội về đời sống vật chất cũng như tinh thần đối với người có công và gia đình họ.
    b. Chế độ ưu đãi xã hội:
    Chế độ ưu đãi xã hội là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định về các điều kiện, hình thức, mức độ đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho những người có công và một số thành viên trong gia đình họ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội.
    b. Thuật ngữ “người có công”:
    Theo nghĩa rộng: là những người không phân biệt tôn giáo, giới tính, tín ngưỡng, dân tộc, tuổi tác , đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng trí tuệ, cuộc đời mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và độc lập của dân tộc hoặc đem lại những thành tích vẻ vang cho đất nuớc, dân tộc nên được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì đối tượng ưu đãi người có công bao gồm các nhóm sau:
    + Người tham gia cách mạng, giúp đỡ cách mạng hoặc hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Theo pháp luật hiện hành, nếu căn cứ vào đối tuợng ưu đãi thì có tới 8 diện được hưởng chính sách ưu đãi, trong đó bao gồm 14 đối tượng người có công.
    + Người có những đóng góp tài năng, trí tuệ trong văn hoá nghệ thuật, lao động, sản xuất xây dựng và bảo vệ đất nước như: anh hùng lao động, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc nhân dân, nghệ sỹ nhân dân Nhưng đây không phải là đối tuợng thường xuyên trong chế độ ưu đãi xã hội hiện hành vì họ không thực sự cần sự trợ giúp của xã hội. Những ưu đãi, suy tôn đối với họ thường mang tính hình thức như những phần thuởng và danh hiệu vinh dự.
    Theo nghĩa hẹp: người có công với nước đồng nghĩa với người có công với cách mạng, đó là những người không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, giới tính, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.
    Như vậy, đối tượng người có công dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì họ đều là những người có thành tích xuất sắc đóng góp hoặc cống hiến cho đất nước do đó họ được nhà nước đãi ngộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như về y tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, ưu đãi về việc làm và bảo đảm việc làm
    1.3. Các nguyên tắc cơ bản của chế độ ưu đãi xã hội.
    a. Ưu đãi người có công trước hết là trách nhiệm của Nhà nước.
    Với tư cách là chủ thể quản lí, chủ thể đại diện cho cộng đồng, Nhà nước phải có trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công.
    b. Thực hiện công bằng và công khai trong ưu đãi xã hội.
    Yếu tố công bằng được thể hiện trước hết là sự bình đẳng giữa những người có công, không phân biệt dân tộc, giới tính, vùng miền Mọi người có công đều đuợc hưởng chế độ ưu đãi, những người có mức đóng góp như nhau thì được huởng ưu đãi và tạo điều kiện như nhau trong cuộc sống. Những người bị tổn thất, mất mát nhiều hơn phải được ưu đãi nhiều hơn. Sự bình đẳng còn được hiểu ở nghĩa rộng hơn, đó còn là sự bình đẳng giữa những người có công và các thành viên khác trong cộng đồng, tránh tình trạng ưu đãi lại trở thành sự phân biệt đối xử giữa những người có công với các thành viên khác trong xã hội.
    Sự công khai thể hiện trong từng địa phuơng, trong toàn xã hội và trong cả cộng đồng. Về nội dung phải công khai điều kiện, loại chế độ ưu đãi, mức hưởng
    c. Xác định các chế độ ưu đãi hợp lí
    Ưu đãi xã hội phải vừa đảm bảo cuộc sống vật chất vừa phải đảm bảo cuộc sống tinh thần cho người có công do đó không chỉ dừng lại ở việc trợ cấp mà còn phải có các chế độ ưu đãi khác như việc làm, nhà ở, chăm sóc sức khoẻ
    d. Mức ưu đãi phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.
    Ưu đãi đối với những ngưòi có công là nhằm đảm bảo và hỗ trợ cuộc sống vật chất và tinh thần cho họ song mức ưu đãi phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước. Sự phát triển của kinh tế xã hội là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách đối với người có công, thực hiện công bằng xã hội.
    e. Xã hội hoá công tác ưu đãi xã hội
    Ưu đãi đối với người có công không chỉ là trách nhiệm của Nhà nuớc mà còn là của toàn xã hội, của cộng đồng. Việc xã hội hoá các hoạt động ưu đãi đối với người có công là vấn đề tất yếu và hàon toàn phù hợp với hoàn cảnh của nuớc ta trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với nguyên tắc đa dạng hoá , xã hội hoá các hoạt động an sinh xã hội.
    2. Những bất cập trong việc thực thi chế độ ưu đãi xã hội ở nước ta hiện nay:
    Ưu đãi xã hội đối với người có công bước đầu đã bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, công khai, công bằng xã hội. Người có công được chăm lo, đền đáp, đền ơn trả nghĩa, người cống hiến hy sinh nhiều được chăm lo ưu đãi nhiều hơn. Họ được ưu tiên, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm ngoài ra những trường hợp như thương binh nặng, thân nhân liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng được ưu tiên về nhà ở, đất ở, được chăm lo, phụng dưỡng về vật chất và tinh thần của địa phương và các đoàn thể xã hội.
    Những năm qua, việc thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi người có công đã đạt được kết quả tích cực. Chi phí cho chương trình an sinh xã hội ở Việt Nam tăng lên từ 8.000 nghìn tỷ đồng năm 1995 lên hơn 9.300 tỷ đồng năm 1997 và 12.000 tỷ đồng năm 2001. Hơn 90% nguồn chi cho lĩnh vực
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...