Tài liệu Những bất cập của Luật Chứng khoán và kiến nghị giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những bất cập của Luật Chứng khoán và kiến nghị giải pháp hoàn thiện










    Tóm tắt. Luật Chứng khoán (CK) được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2007 đã góp phần tạo môi trường minh bạch cho hoạt động kinh doanh, đầu tư CK, đã phản ánh được thực tiễn và sự vận động của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, bước đầu tiếp cận với thông lệ quốc tế, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam phát triển, có khả năng hội nhập với thị trường vốn quốc tế và khu vực. Luật CK là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của TTCK ở Việt Nam trong hơn hai năm qua. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2012 - giai đoạn hoàn thiện các chính sách, pháp luật về TTCK để đảm bảo lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán khi gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường dịch vụ CK hoàn toàn vào năm 2012 (Việt Nam cho phép thành lập công ty CK 100% vốn nước ngoài và chi nhánh của công ty CK nước ngoài tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ CK) đòi hỏi phải có những chỉnh sửa nhất định đối với Luật CK. Ngoài ra, trong quá trình thực thi, Luật CK cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Thêm vào đó, sau một thời gian hoạt động, TTCK cũng có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải bổ sung các qui định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn của thị trường. Điều này cho thấy việc hoàn thiện pháp luật về CK nói chung, Luật CK nói riêng là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý bình đẳng, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà cung cấp dịch vụ CK nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện để TTCK Việt Nam vận hành theo những chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao năng lực quản lý, giám sát TTCK. Bài viết trình bày về các bất cập của Luật CK và đưa ra các kiến nghị giải pháp để sửa đổi Luật này.







    TTCK là “bộ mặt”của mỗi quốc gia phát triển. Nhìn vào TTCK của một nước, người ta có thể đánh giá sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó. TTCK tự thân đã khẳng định là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, là đòn bẩy kích thích đầu tư và sự tăng trưởng kinh tế. TTCK muốn phát triển không thể thiểu sự can thiệp của công


































    quyền. Bên cạnh đó, TTCK là thị trường đặc biệt, là nơi phát hành, chuyển nhượng, mua bán, CK nhằm mục tiêu lợi nhuận. TTCK là nơi thể hiện rõ nét nhất các qui luật của nền kinh tế thị trường. Qui luật cạnh tranh, qui luật cung cầu đã tạo ra sự sôi động của TTCK, tạo lợi nhuận khổng lồ cho những ai biết cách và may mắn khi đầu tư CK. Sự tham gia của các chủ thể trên thị trường này cũng rất đa dạng, muôn màu, muôn vẻ. Từ nhà nước, các cấp chính quyền đến người dân, các nhà đầu tư chuyên nghiệp






    cũng như không chuyên nghiệp đều có thể tham gia TTCK với mục tiêu, lợi ích hướng tới khác nhau. Vì vậy câu chuyện dung hòa lợi ích luôn được đặt ra. Nhà nước dù tham gia trên thị trường nào đi chăng nữa thì mục tiêu lợi nhuận không được đặt ra trực tiếp, mà chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ, chính sách của nhà nước trong giai đoạn nhất định. Còn người dân, các nhà đầu tư thì lại lấy mục tiêu lợi nhuận đặt lên hàng đầu và hoạt động trên nguyên tắc “mạnh ai người nấy thắng”. Và vì mục tiêu lợi nhuận họ có thể thực hiện các hành vi trái pháp luật, trái với qui luật của thị trường, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, của cộng đồng, đi ngược với đường lối, định hướng của nhà nước. Bên cạnh đó, trong số các chủ thể tham gia TTCK, các nhà đầu tư chuyên nghiệp lại có những lợi thế lớn trong việc tiếp cận, phân tích thông tin, tìm hiểu thị trường vì vậy dễ dàng tạo ra sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, những nhà đầu tư cá nhân và những nhà đầu tư là tổ chức trong việc tiếp cận các thông tin về TTCK, dựa vào đó mà nhà đầu tư ra quyết định mua, bán CK. Đặc biệt, TTCK là thị trường nơi diễn ra các giao dịch hoàn toàn trên cơ sở thông tin tiếp cận được của các chủ thể. Vì vậy, những tin đồn thất thiệt, những thông tin giả mạo, thông tin không kịp thời, không đầy đủ đều tác động trực tiếp đến quyết định giao dịch CK và lợi nhuận của nhà đầu tư. TTCK như đã nói là thị trường của những thông tin, có tính phản ứng dây chuyền, tác động mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư. Một vụ lừa đảo CK hoặc báo cáo lỗ thành lãi (VD, BBT - công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết) gây hiệu ứng tâm lý và dễ dàng làm cho TTCK “chao đảo”. Thêm vào đó, cơn sốc tài chính, các vụ đổ bể phá sản ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho nhà đầu tư không mấy “mặn mà” với các loại thị trường tài chính, trong đó có TTCK. Vì vậy, vấn đề hạn chế rủi ro trong kinh doanh, đầu tư CK là vấn đề rất bức thiết, đòi hỏi phải có bàn tay hữu hình, sự can thiệp khéo léo của nhà nước. Hay nói cách khác, muốn có TTCK phát triển thì bản thân nó

    không thể tự điều tiết mà luôn cần thiết sự can thiệp của công quyền. Biểu hiện của sự can thiệp này rất đa dạng, các công cụ để nhà nước quản lý TTCK rất khác nhau theo những biến động thăng trầm của thị trường. Tuy nhiên, công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý TTCK là công cụ pháp luật.
    Cho đến thời điểm hiện nay, ở Việt Nam đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về CK, TTCK để điều tiết thị trường, trong đó đặc biệt phải nhấn mạnh đến vai trò của Luật Chứng khoán (được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2007). Có thể khẳng định, Luật CK đã góp phần tạo môi trường minh bạch cho hoạt động kinh doanh, đầu tư CK, đã phản ánh được thực tiễn và sư vận động của TTCK Việt Nam, bước đầu tiếp cận với thông lệ quốc tế, nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam phát triển, có khả năng hội nhập với thị trường vốn quốc tế và khu vực. Luật CK là cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của TTCK ở Việt Nam trong hơn hai năm qua. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến năm 2012 – giai đoạn hoàn thiện các chính sách, pháp luật về TTCK để đảm bảo lộ trình thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán khi gia nhập WTO, việc mở cửa thị trường dịch vụ CK hoàn toàn vào năm 2012 (Việt Nam cho phép thành lập công ty CK 100% vốn nước ngoài và chi nhánh của công ty CK nước ngoài tại Việt Nam để cung cấp dịch vụ CK) đòi hỏi phải có những chỉnh sửa nhất định đối với Luật CK. Ngoài ra, TTCK Việt Nam còn tham gia hội nhập quốc tế về thị trường vốn thông qua quá trình tự do hóa dịch vụ tài chính khu vực ASEAN, Hội nhập đa phương thông qua việc tăng cường vị thế của Việt Nam trong quan hệ với các tổ chức quốc tế, thực hiện các nội dung chủ yếu của những nguyên tắc IOSCO đối với cơ quan quản lý TTCK, các tổ chức trung gian trên thị trường, các sở giao dịch CK. Đặc biệt, trong quá trình thực thi, Luật CK cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Thêm vào đó, sau một thời gian hoạt

    động, TTCK cũng có những bước phát triển mới, đòi hỏi phải bổ sung các qui định của pháp luật cho phù hợp với thực tiễn của thị trường. Điều này cho thấy việc hoàn thiện pháp luật về CK nói chung, Luật CK nói riêng là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý bình đẳng, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà cung cấp dịch vụ CK nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện để TTCK Việt Nam vận hành theo những chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao năng lực quản lý, giám sát TTCK.
    Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán
    Luật CK hiện hành qui định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp và các luật khác có liên quan. Tuy nhiên, hiện Luật Doanh nghiệp của Việt Nam cũng chưa có qui định cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, việc quản lý hoạt động chào bán CK riêng lẻ rất khó thực hiện. Các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu được phát hành riêng lẻ có thể gặp rủi ro nhiều hơn so với mua cổ phiếu của các công ty chào bán ra công chúng vì các công ty chào bán riêng lẻ không chịu sự kiểm soát chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực CK và TTCK, mức độ công khai thông tin hạn chế, độ minh bạch trong các thông tin công bố không đảm bảo, có thể lừa đảo khách hàng. Trong khi đó, TTCK là thị trường thông tin, dựa vào thông tin mà nhà đầu tư quyết định mua, bán chứng khoán. Vì vậy, để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư CK nói chung, cần thiết sửa đổi Luật CK theo hướng qui định cả hoạt động chào bán riêng lẻ và chào bán ra công chúng, tạo sự thống nhất trong việc quản lý các hoạt động chào bán CK, giúp cơ quan quản lý TTCK thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong việc giám sát, cưỡng chế thực thi và xử lý các vi phạm về CK, TTCK. Luật CK cần đưa ra khái niệm về chào bán CK riêng lẻ, các nguyên tắc, trình tự, thủ

    tục, qui định về hồ sơ chào bán riêng lẻ, cơ chế
    giao dịch CK, chế tài xử phạt khi vi phạm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...