Luận Văn Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
    1.1 Đặt vấn đề

    Khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số nhưng chỉ chiếm 17% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Kinh tế thị trường phát triển thì làm cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là người nông dân càng khó có cơ hội tiếp cận với các nguồn tài chính, tín dụng. Việc phân bổ vốn đầu tư còn mất cân đối và chưa hợp lý, thiếu trọng điểm, trọng tâm còn biểu hiện tình trạng ban phát, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn có nhiều kênh đáp ứng cho nhiều đối tượng, nhưng chưa được phối hợp đồng bộ để đầu tư, sử dụng có hiệu quả mà còn trong tình trạng dàn trải, chồng chéo do thiếu nguồn vốn giá rẻ nên lãi suất các khoản cho vay thương mại đối với nông nghiệp - nông thôn ở mức rất cao (Ngọc Lan 2008, Nông nghiệp thiếu vốn để phát triển) . Đây là một trong những lý do tại sao tình hình khu vực nông nghiệp Việt Nam chưa có những cải thiện mạnh mẽ cả về mức sống và trình độ kinh tế.
    Có nhiều nguyên nhân làm cho khu vực nông thôn khó tiếp cận các nguồn tài chính. Trước hết, do tích lũy của khu vực nông nghiệp rất thấp. Đặc biệt, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát càng cao, mức tích lũy của người dân càng thấp trong khi vốn cần để đầu tư sản xuất ngày càng nhiều. Trong khi đó, không có vốn huy động thành thị chuyển về cho vay nông thôn mà lại có tình trạng vốn huy động từ địa bàn nông thôn lại chuyển ra cho vay tại đô thị (Sơn 2009, Kinh tế nông thôn và sứ mệnh giải cứu).
    Giải bài toán về vốn cho thị trường tài chính nông thôn trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO là một vấn đề hết sức khó khăn. Việt Nam, cũng như các nước đang phát triển trên thế giới, phải đối phó với vấn đề thiếu vốn nói chung, đặc biệt thiếu vốn cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong nước ta nhưng trong thời gian qua nông hộ vẫn còn phải đối mặt với vòng luẩn quẩn nghèo khổ bởi vì thu nhập thấp, nông hộ cần vốn để có thể trang bị kỹ thuật mới nhưng phần lớn vẫn còn phải áp dụng các phương thức canh tác truyền thống dẫn đến kết quả là năng suất thấp và thu nhập cũng thấp (Ngọc Lan 2008, Nông nghiệp thiếu vốn để phát triển) vì thế cần có biện pháp nhằm cung cấp vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay trên cơ sở phân tích nhu cầu vay vốn và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay.
    Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của nguồn vốn cho người nông dân có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Giải quyết vấn đề vốn cho nông hộ và xem vốn là một trong những thành phần chủ yếu trong tiến trình đưa nông dân, nông thôn đi lên với sự phát triển kinh tế bền vững mà nước ta đang hướng đến.
    Việc cho vay hộ sản xuất nông nghiệp trong những năm qua của các tổ chức tài chính trong và ngoài quốc doanh tuy đã đạt được những kết quả nhất định song vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề tín dụng nông thôn là vấn đề phức tạp đối với các nước đang phát triển đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước xuất phát điểm là thuần nông, đi lên chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Để góp phần giải quyết được đòi hỏi trên phải có những nghiên cứu về nhu cầu vốn, khả năng tiếp cận vốn vay cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.
    Từ thực tế đó, đề tài “Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” là đề tài thiết thực. Đề tài tập trung nghiên cứu về nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn vay của hộ sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hộ sản xuất lúa và đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nông dân. Đề tài nghiên cứu là luận cứ khoa học để các nhà quản lý địa phương và trung ương, ngân hàng và những người liên quan đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Đồng thời là cơ sở để hỗ trợ người nông dân sử dụng vốn vay hiệu quả hơn nhằm tăng thu nhập, ổn định đời sống.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung

    Phân tích và đánh giá nhu cầu vay vốn trong hoạt động sản xuất hộ nông nghiệp, cụ thể là hộ trồng lúa và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ nhằm đưa ra các giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề về vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay cho hộ sản xuất.

    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    (1) Phân tích và đánh giá mục đích, nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay của nông hộ.
    (2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
    (3) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.
    (4) Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nguồn vốn và những biện pháp sử dụng hiệu quả vốn vay cho hoạt động sản xuất của nông hộ.
    1.3 Câu hỏi nghiên cứu
    ã Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của người nông dân?
    ã Vốn vay đã có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp?
    ã Nông hộ vay vốn có sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả không?
    ã Các giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất của nông hộ?
    1.4 Nội dung nghiên cứu
    1.4.1 Phân tích và đánh giá mục đích, nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay của nông hộ
    ã Điều tra một số đặc điểm về các thành viên trong hộ bao gồm: tuổi, giới tính, trình độ học vấn
    ã Bằng cách phỏng vấn trực tiếp chủ hộ để tìm hiểu về hoạt động vay vốn của hộ, xác định nhu cầu vay vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn vay.
    ã Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng hoạt động tiếp cận vốn cũng như việc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất lúa.
    ã Xác định các vấn đề thuận lợi, khó khăn về tình hình vay vốn của hộ .
    1.4.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất nông nghiệp
    ã Tiến hành thu thập thông tin về hoạt động sử dụng vốn vay của hộ thông qua việc phỏng vấn trực tiếp từng nông hộ.
    ã Phân tích cụ thể bằng các phương pháp Logit, Thống kê mô tả để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ trong hoạt động sản xuất đồng thời xác định các yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn vay.
    1.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ
    ã Từ các số liệu thu thập được tiến hành xử lý bằng các phương pháp Tobit và phương pháp hồi quy đa biến để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ
    1.4.4 Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nguồn vốn và những biện pháp sử dụng hiệu quả vốn vay cho hoạt động sản xuất của nông hộ

    ã Phỏng vấn, thu thập những nguyện vọng, kiến nghị của hộ sản xuất lúa về nguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất.
    ã Tham vấn từ cơ quan, chính quyền cụ thể là Hội Nông dân, HTX, về các chính sách hỗ trợ cho nông dân, đồng thời sử dụng thông tin từ các tổ chức tài chính trên địa bàn để có cách thức hỗ trợ và giải quyết cho hộ nông nghiệp. Từ đó tổng hợp và đề xuất kiến nghị phù hợp.
    1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
     Giới hạn thời gian nghiên cứu
    ã Đối với số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu từ năm 2007 về sau.
    ã Đối với số liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn trực tiếp nông hộ vay vốn trong năm 2008 cho đến tháng 11/2009.
     Giới hạn không gian nghiên cứu: thu thập số liệu đối với 200 hộ sản xuất lúa đại diện ở 04 xã thuộc Huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.
     Giới hạn nội dung nghiên cứu
    ã Nghiên cứu về nhu cầu vay vốn cho sản xuất lúa của nông dân.
    ã Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích hiệu quả việc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất lúa trong tổng thể hộ sản xuất nông nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...