Thạc Sĩ Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.


    Nghề nghiệp là phương tiện để đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Nghề
    nghiệp vững vàng sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Để thành công trong cuộc đời,
    trong sự nghiệp, con người cần phải biết lựa chọn cho mình một nghề phù hợp nhất. Đặc biệt, nghề
    nghiệp càng quan trọng đối với thế hệ trẻ, bởi họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhân tố con
    người luôn đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển, vì vậy một xã hội hiện đại rất cần những con
    người có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng cho sự phát triển của đất nước.
    Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay,
    để chọn được cho mình một công việc ổn định và phù hợp để sinh sống và phát triển là một việc không
    dễ. Trên thực tế, hiện tượng có rất nhiều người phải thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với
    chuyên môn là khá phổ biến, họ thấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề đặt ra,
    không cảm thấy hứng thú và muốn gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Điều này đã gây nên sự
    lãng phí nhân lực rất lớn và phân bố nhân lực không hợp lý.
    Tư vấn hướng nghiệp được xem là một vấn đề nóng hiện nay, nhất là trong trường phổ thông.
    Khi được định hướng đúng đắn về nghề, con người sẽ yên tâm với nghề mình đã lựa chọn, có thái độ
    chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để có thể hoạt động tốt lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Nếu
    chọn được đúng nghề phù hợp, con người càng có nhiều cơ hội để thành đạt sau này. Nói cách khác, tư
    vấn hướng nghiệp giúp cho thanh thiếu niên chọn nghề một cách có cơ sở, giúp họ có được nhận thức
    đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù
    hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh
    lãng phí về đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững
    của đất nước. Nhìn tổng quát về công tác tư vấn hướng nghiệp hiện nay thì vấn đề này còn nhiều nội
    dung chưa được quan tâm hoặc chưa làm đến nơi đến chốn. Thường thì chỉ khi gần đến kỳ thi tuyển
    sinh hàng năm, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp mới kết hợp với các cơ quan truyền thông,
    các tổ chức chính trị-xã hội để tổ chức đi tư vấn tuyển sinh ở các trường trung học phổ thông (THPT).
    Điều này chỉ mới cung cấp được một số thông tin cơ bản về trường thi, khối thi, điểm chuẩn, nguyện
    vọng , chưa đủ cơ sở để giúp các em học sinh có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn
    nghề nghiệp tương lai. Sự hiểu biết về nghề nghiệp mà các em chọn cũng như những yêu cầu của nghề
    và sự đáp ứng yêu cầu của bản thân đối với nghề còn rất hạn chế. Điều này đã làm cho các em có
    những suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Chính vì vậy học sinh rất cần
    được sự định hướng đúng, được tư vấn rõ ràng và đầy đủ trong việc hướng nghiệp. Kiên Giang cũng nằm trong thực trạng chung đó; là một tỉnh vùng sâu ven biển thuộc Đồng
    bằng sông Cửu Long, chính vì vậy việc tiếp cận thông tin nghề nghiệp cũng như các hoạt động tư vấn
    hướng nghiệp dành cho học sinh rất khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu cần được tư vấn của học sinh là
    rất cao, các em luôn tìm đến thầy cô, các đoàn thể cũng như các tổ chức khác có liên quan để được giải
    đáp mọi thắc mắc về nghề nghiệp mà các em sẽ chọn. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh gặp nhiều khó
    khăn trong việc chọn trường, chọn nghề luôn xảy ra; đa số các em đều có mong muốn được vào các
    trường Đại học hoặc Cao đẳng để có một nghề nghiệp nhất định. Thế nhưng sự hiểu biết của các em về
    nghề nghiệp mà các em chọn thì rất mơ hồ và hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
    học tập và nghề nghiệp của các em sau này. Có những em theo đuổi ngành học của mình cho đến khi đi
    thực tập thì mới phát hiện mình không thích hợp với nghề nghiệp đã chọn; sinh viên ra trường làm việc
    trái với ngành nghề chuyên môn hoặc không thể xin được việc ngày càng nhiều. Tình hình trên có
    nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do các em thiếu các thông tin cần thiết nên chọn nghề
    chưa phù hợp với thị trường lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Về mặt chủ quan, nhìn
    chung, đa số học sinh có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhưng nhu cầu này còn phiến diện, học sinh chỉ
    mới quan tâm chủ yếu đến các nghề có thu nhập cao, chưa quan tâm tìm hiểu các khía cạnh khác như
    năng lực, hứng thú cá nhân, những yêu cầu của nghề đối với người lao động, triển vọng phát triển của
    nghề ở địa phương và nhu cầu nhân lực . Đây là những nội dung thật sự cần thiết nhưng học sinh chưa
    ý thức được để có nhu cầu tư vấn. Mặt khác, trong thực tế hiện nay, các nhà trường phổ thông chỉ mới
    dừng lại ở việc cung cấp thông tin tối thiểu về các ngành nghề tuyển sinh của các trường đại học, cao
    đẳng, mà không hề quan tâm đến những yếu tố có liên quan khác. Một số trường có tổ chức cho học
    sinh tham quan các trường đại học, hoặc các xí nghiệp, cơ sở sản xuất nhưng hoạt động này không
    nhiều, và cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, khi học sinh muốn tìm hiểu thêm các vấn đề
    khác có liên quan thì hầu như các nhà trường đều không đáp ứng được, hoặc chưa định hướng được
    cho học sinh về những nội dung cần được tư vấn giúp các em ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu
    cần phải được tư vấn khi chọn nghề.
    Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nhu cầu tư vấn hướng
    nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang ”.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

    Nêu lên được nhu cầu về những nội dung tư vấn hướng nghiệp và mức độ biểu hiện nhu cầu về
    những nội dung này ở học sinh lớp 12 THPT. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh thấy được sự cần
    thiết của tư vấn hướng nghiệp, định hướng, phát triển nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh khi chọn nghề và thử nghiệm tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này của
    học sinh.


    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.

    3.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT.

    3.2 Khách thể nghiên cứu:
    Học sinh lớp 12 THPT.

    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.

    Đa số học sinh lớp 12 THPT có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhưng chưa xác định rõ ràng
    những nội dung cần được tư vấn khi chọn nghề, dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức về nghề, trong việc
    chọn nghề và những hệ quả sau đó. Nếu có biện pháp làm thay đổi nhận thức sẽ giúp học sinh hiểu
    được đầy đủ sự cần thiết phải được tư vấn, từ đó có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp rõ ràng và đầy đủ khi
    chọn nghề tương lai.

    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.

    5.1 Nghiên cứu lý luận tâm lý học về nhu cầu và nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhu cầu tư vấn
    hướng nghiệp của học sinh lớp 12.

    5.2 Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 hiện nay; mức độ
    đáp ứng đối với nhu cầu này.

    5.3 Đề xuất biện pháp tác động nhằm định hướng, phát triển nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho
    học sinh; đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này của học
    sinh.

    6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

    6.1 Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu.

    6.1.1 Quan điểm hoạt động.
    Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp dựa trên sự phân tích hoạt động sống, học tập của
    học sinh trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

    6.1.2 Quan điểm hệ thống - cấu trúc.
    Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp một cách toàn diện nhiều mặt, trong nhiều mối quan
    hệ với các hiện tượng tâm lý khác.

    6.1.3 Quan điểm thực tiễn. Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp xuất phát từ thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn, và giúp
    giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra.

    6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.

    6.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
    Tham khảo các tài liệu lý luận tâm lý học, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
    khái quát hoá, hệ thống hóa các vấn đề có liên quan để hình thành cơ sở lý luận của đề tài.

    6.2.2 Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi.
    Sử dụng các phiếu điều tra bao gồm một hệ thống câu hỏi với mục đích làm khách thể nghiên
    cứu bộc lộ rõ mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp. Phiếu điều tra nhằm làm sáng tỏ thực
    trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT và những nguyên nhân của thực trạng.

    6.2.3 Phương pháp trò chuyện.
    Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này nhằm thu thập
    thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài.

    6.2.4 Phương pháp thực nghiệm: tư vấn cá nhân; tư vấn trực tiếp; tư vấn gián tiếp; tham quan
    thực tế.

    6.3 Phương pháp thống kê toán học:

    Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 11.5 để xử lý số liệu thu được. Cách xử lý số liệu theo
    phương pháp thống kê toán ứng dụng trong giáo dục học và tâm lý học.


    7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.

    7.1 Giới hạn về đối tượng : Mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh.

    7.2 Giới hạn về khách thể : Học sinh lớp 12 THPT.

    7.3 Giới hạn về địa bàn : Số liệu được thu thập trên 620 học sinh tại 7 trường THPT. Nguyễn
    Trung Trực, THPT. Huỳnh Mẫn Đạt, THPT. Dân tộc Nội trú, THPT. Nguyễn Hùng Sơn, THPT. Hà
    Tiên, THPT. Định An huyện Gò Quao, THPT. Châu Thành tỉnh Kiên Giang.

    8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.

    8.1 Đưa ra được một thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT. tỉnh Kiên
    Giang.

    8.2 Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh
    THPT. sống trong những điều kiện khó khăn ở vùng sâu, vùng xa; học sinh dân tộc ở Đồng bằng sông
    Cửu Long.

    8.3 Góp phần làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả.



    [​IMG]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...