Thạc Sĩ Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

    MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


    Sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội đã đem lại những thay
    đổi đáng kể trong đời sống vật chất, tinh thần của mỗi con người trong xã hội, đặc biệt là ở
    những nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực nó cũng gây
    ra không ít những mâu thuẫn, xung đột và tác động tiêu cực đến đời sống của mỗi cá nhân, gia
    đình và xã hội. Ở mỗi cá nhân xuất hiện những khó khăn tâm lí mà tự bản thân mỗi cá nhân
    không thể giải quyết được, họ đã phải tìm đến sự trợ giúp của tham vấn tâm lí - một loại hình
    dịch vụ đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại.
    Áp lực lớn từ những vấn đề của xã hội hiện đại cũng làm cho quá trình phát triển của học sinh
    THPT - lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách mạnh mẽ nhất - diễn ra
    không hoàn toàn phẳng lặng, êm xuôi mà ở mỗi giai đoạn phát triển thường xảy ra những lo âu,
    căng thẳng, xung đột riêng. Vì thế, trong quá trình phát triển trẻ em luôn có những sự mất cân
    bằng với các hiện tượng bất thường. Trong nhiều trường hợp, những hiện tượng bất thường đó
    chỉ là tạm thời, là tự nhiên, thậm chí là cần thiết cho sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên ở một
    số trường hợp khác, chúng là biểu hiện của sự nhiễu loạn tâm lí ở trẻ khiến cha mẹ, thầy cô giáo
    lo lắng, bực bội và nhiều khi bất lực . Nói như Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Bề ngoài trông như
    yên lành nhưng cái khổ hàng ngày vẫn bao trùm các em”. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
    đã chỉ ra rằng các học sinh, sinh viên ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn tâm lí
    trong việc lựa chọn những chân giá trị của thời đại, trong định hướng nghề, và sự lựa chọn việc
    làm; trong quan hệ giao lưu và những khó khăn nảy sinh trong chính nội tại quá trình phát triển
    tâm lí lứa tuổi. Vì vậy nhu cầu cần được trợ giúp và định hướng để giải quyết những khó khăn
    tâm lí ở học sinh rất lớn. Nhiều mô hình trợ giúp học sinh được thử nghiệm, trong đó tham vấn
    tâm lí là một trong những hình thức đang được phát triển và kỳ vọng.
    Như vậy, có thể thấy rằng những năm học ở trường THPT là quãng thời gian quan trọng với
    nhiều dấu ấn trong cuộc đời học tập của con người, đây là gian đoạn có nhiều thay đổi trong
    tâm lí của mỗi cá nhân. Do đó khi gặp những căng thẳng về tâm lí, nếu học sinh được tham vấn,

    giải tỏa kịp thời thì những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến cuộc sống nói chung và đến kết quả
    học tập sẽ giảm đi rõ rệt. Ngược lại, các em có thể bị stress, lo âu, trầm cảm hoặc có những
    hành vi lệch chuẩn. Việc ra đời của các phòng tham vấn tâm lí ở các trường THPT là điều rất
    cần thiết.
    Đối với học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa - Vũng Tàu, là địa bàn huyện vùng sâu
    nhưng kinh tế cũng đang dần phát triển, văn hoá nơi thành thị du nhập đã tạo ra một số xáo trộn
    trong cuộc sống nơi đây, dẫn đến những biến động không nhỏ tới tâm lí của các em. Các em
    cũng gặp phải những khó khăn tâm lí cần được tháo gỡ mà không phải thầy cô hay cha mẹ nào
    cũng có thể giúp đỡ để các em có được sự thăng bằng về tâm lí, sự hiểu biết và phương hướng
    phát triển nhân cách đúng đắn. Đây là một nhu cầu có thực và ngày càng trở nên cấp thiết của
    học sinh THPT. Vấn đề đặt ra là cần phải tìm hiểu xem có những nguyên nhân cơ bản nào gây
    ra những khó khăn tâm lí của các em? nhu cầu tham vấn tâm lí của các em ở mức độ nào? lĩnh
    vực nào các em cần được tham vấn nhiều nhất? để từ đó xác định phương hướng tổ chức các
    hoạt động tham vấn nhằm đáp ứng nhu cầu của các em học sinh trên phạm vi của huyện cũng
    như toàn tỉnh.
    Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: “ Nhu cầu tham vấn tâm lí của
    học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa - Vũng Tàu” làm đề tài nghiên cứu khoa học
    nhằm mục đích đánh giá chính xác nhu cầu được tham vấn tâm lí của các em học sinh THPT, từ
    đó đề xuất một số biện pháp định hướng tổ chức công tác tham vấn tâm lí trong trường THPT,
    góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng tham vấn trong nhà trường phổ thông để hoạt
    động tham vấn tâm lí thực sự trở thành người bạn đồng hành của học sinh THPT.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh
    BàRịa-Vũng Tàu. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp định hướng tổ chức công tác tham
    vấn trong trường THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc nói riêng cũng như trên phạm vi toàn
    tỉnh Vũng Tàu.

    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

    3.1. Đối tượng nghiên cứu:


    - Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT.

    3.2 Khách thể nghiên cứu :

    458 học sinh và 35 giáo viên chủ nhiệm THPT huyện Xuyên Mộc thuộc bốn trường: Hòa Bình,
    Xuyên Mộc, Phước Bửu, Hòa Hội.

    4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:

    Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc biểu hiện ở mức cao, tuy nhiên
    có sự khác biệt về nội dung cần được tham vấn ở các trường xét theo khối lớp và giới tính do
    nhiều nguyên nhân.

    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

    - Nghiên cứu một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
    - Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh
    BàRịa – Vũng Tàu.
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng tổ chức công tác tham vấn tâm lí cho học sinh
    THPT trên địa bàn huyện.

    6. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số biểu hiện của nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh
    THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa-Vũng Tàu năm học 2009 -2010

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:


    - Tổng hợp tài liệu có liên quan để hình thành cơ sở lí luận cho đề tài.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

    - Điều tra bằng phiếu hỏi. Đây là phương pháp chính của đề tài. Chúng tôi thiết kế 2 loại bảng
    hỏi dành cho học sinh và giáo viên nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học
    sinh THPT ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh BàRịa – Vũng Tàu. Cụ thể là khảo sát mức độ cần thiết
    của học sinh về tham vấn tâm lí, nhu cầu tham vấn tâm lí ở nội dung và hình thức tham vấn
    - Phỏng vấn. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn trên 10 học sinh và 10 giáo viên nhằm tìm hiểu rõ
    hơn về thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT, đặc biệt là nguyên nhân của
    thực trạng và những giải pháp cần thực hiện. Đồng thời phỏng vấn để kiểm tra, khẳng định lại
    kết quả điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu được những kết quả đáng tin cậy.

    7.3. Phương pháp xử lí số liệu:

    Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí, tổng kết số liệu điều tra đưa ra các kết luận định lượng làm
    cơ sở cho các kết luận định tính.

    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

    Đề tài đã mô tả được thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc,
    tỉnh BàRịa – Vũng Tàu. Cụ thể là: Mức độ cần được tham vấn tâm lí trong các lĩnh vực của học
    sinh THPT, lí do học sinh THPT cần được tham vấn, mong muốn của học sinh THPT về phòng
    tham vấn tâm lí trong trường học Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng tổ chức
    công tác tham vấn tâm lí cho học sinh THPT trên địa bàn huyện.
    [​IMG]




     
Đang tải...