Báo Cáo Nhu cầu sử dụng son môi Lipice của nữ sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Môn: Hành vi người tiêu dùng - Phạm Thị Lan Hương
    ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
    Nhu cầu sử dụng son môi Lipice của nữ sinh viên trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (19 trang)



    I.NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ:
    1. Giới thiệu:
    Phụ nữ là phái đẹp, nhưng cái đẹp luôn thay đổi và thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Trang điểm giúp chị em phụ nữ trở nên tươi đẹp, mới lạ cuốn hút hơn và đẹp luôn là một lợi thế. Những thỏi son nhiều màu sắc có lẽ là loại mỹ phẩm khêu gợi nhất mà phái đẹp trên khắp thế giới đã và đang sử dụng để trở nên cuốn hút hơn. Một nét son có thể làm sáng bừng làn môi, thu hút sự chú ý vào khuôn miệng tươi duyên và nhiều khi không khỏi làm dấy lên cảm xúc đam mê về một nụ hôn ngọt ngào dành cho bờ môi gợi cảm đó. Cùng với nhiều loại mỹ phẩm khác, son môi trở thành thứ “vũ khí chết người” giúp phụ nữ thể hiện chất nữ tính và sức hấp dẫn đặc quyền chỉ có ở phái đẹp.


    Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi biết rằng từ thuở xa xưa, son môi đã xuất hiện, dưới một vài hình thức nào đó, trong túi đồ trang điểm của phái đẹp không phân biệt vị trí địa lý và nền văn hóa. Bất cứ cô gái nào cũng có một thỏi son trong túi xách, thâm chí, có nhiều người còn cố hẳn một bộ sưu tập son môi khổng lồ.
    Tuy nhiên, lịch sử của thỏi son môi từ thời tiền sử đến nay không êm đềm và đơn giản như một công thức kem dưỡng. Trên thực tế, có thời điểm, người ta coi son môi như một thứ nguy hiểm, gây hiềm khích, bất đồng và đáng bị khinh miệt.
    Thời Trung cổ được xem như một giai đoạn vô cùng khó khăn đối với son môi. Thậm chí Giáo hội còn ban lệnh cấm sử dụng loại mỹ phẩm này. Bất kể người phụ nữ nào tô son môi đều bị coi là phù thủy và bị nhốt trong ngục tối. Vì vậy, dần dần nữ giới đã quên mất sự tồn tại của cây son cho tới thời kỳ Phục hưng.
    Các tài liệu nghiên cứu chỉ ra nữ hoàng Cleopatra là người đầu tiên sáng tạo ra chất kem tạo màu cho đôi môi, đó là hỗn hợp giữa vaseline và cánh hoa hồng nghiền nát. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng trước đó, phụ nữ cổ đại đã biết dùng son.
    Nhà soạn kịch người Hy Lạp Plautus (254-184 trước Công nguyên) đã nói: “Phụ nữ không trang điểm như thức ăn thiếu muối.” Nhớ lại để thấy rằng, từ xa xưa lắm rồi, phụ nữ đã biết tới chuyện trang điểm, làm đẹp như một nhu cầu bản năng.
    Thời nữ hoàng Elizabeth I, người được coi là trend-setter lúc bấy giờ, làn da trắng toát và đôi môi đỏ chót được coi là mốt. Nếu bạn chưa hình dung ra, hãy nhớ tới hình ảnh nữ hoàng Đỏ trong phim “Alice in Wonderland”. Tuy nhiên, thời ấy việc trang điểm chưa phổ biến mà chỉ gói gọn trong giới quý tộc và các nam diễn viên sân khấu. Không biết chuyện gì đã xảy ra trong các khán phòng dạ vũ của giới quý tộc, nhưng năm 1770, nghị viện Anh ra quy định, người phụ nữ nào thoa son đỏ sẽ bị coi là . phù thủy bởi họ đang tìm cách quyến rũ hoặc làm hư hỏng đàn ông. Hôn lễ cũng sẽ bị hủy bỏ nếu trước đó cô dâu từng thoa son đỏ. Nghiễm nhiên, một màu sắc vô tri bị coi như đại diện cho những gì xấu xa nhất.
    Vào thế kỷ 19, màu đỏ của son chủ yếu được tạo ra từ chiết xuất của rệp son, một loại côn trùng ở Mêhicô và Trung Mỹ. Vì chiết xuất này rất đắt đỏ, và màu sắc mà nó tạo ra quá mạnh mẽ, nên việc thoa son đỏ được coi là không tự nhiên, hơi kịch tính, và chỉ phù hợp với các diễn viên trên sân khấu. Loại son mang tính thương mại đầu tiên được cho là ra đời vào năm 1884, do nhà Guerlain tạo ra, chúng được gói trong những mảnh giấy lụa. (Phải tới năm 1927, kiểu thỏi son có ống vặn như ngày nay mới ra đời).
    Son môi dưới thời kỳ Phục hưng có rất nhiều điểm thú vị. Khi đó, không chỉ có phụ nữ mà cả nam giới cũng thịnh hành mốt tô son. Tại các phiên tòa dưới thời vua Louis XVI (Pháp), một người đàn ông có đôi môi màu rực rỡ hấp dẫn hơn hẳn một người đàn ông có bộ râu tóc được tỉa tót cẩn thận.
    Sang thế kỷ 20, do được pha chế thêm các hợp chất thiên nhiên khác như sáp ong, màu son trở nên tự nhiên hơn, và được chấp nhận rộng rãi hơn. Elizabeth Arden và Estee Lauder bắt đầu bán các sản phẩm son môi. Cùng với sự phát triển của thế giới mới tại Mỹ, nơi cái gì cũng có thể được chấp nhận, và nhất là cùng với nền công nghệ phim ảnh, son môi dần khẳng định vị thế của mình nhờ những người phụ nữ biết sử dụng quyền lực của đôi môi.
    Ngày nay, việc sử dụng son môi đã trở nên hết sức phổ biến đối với chị em phụ nữ. Đối với các bạn gái đang còn là lứa tuổi sinh viên cũng không phải là ngoại lệ. Đây là giai đoạn nhu cầu làm đẹp phát triển mạnh mẽ. Do các bạn phải tham gia nhiều hoạt động hơn, có nhiều mối quan hệ hơn. Tuy nhiên, nếu trang điểm qua đậm sẽ trở nên quá lố, không phù hợp với lứa tuồi cũng như môi trường học tập. Do đó, son môi Lipice ( công ty Rohto Việt Nam)- một loại son môi màu sắc tự nhiên, tươi sáng, đồng thời giá cả cũng phải chăng chính là lựa chọn hợp lý cho các bạn sinh viên nữ. Hầu hết, các bạn sinh viên nữ, ai cũng đã từng một lần dùng thử và tiếp tục sử dụng loại sản phẩm này. Với những sản phẩm từ son dưỡng đến son màu, son sáp và son nước, Lip Ice ngày càng được nhiều bạn gái yêu thích sử dụng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...