Chuyên Đề Nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động Viettel của sinh viên trường Đại Học An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: GIỚI THIỆU


    1.1/ Lý do chọn đề tài:

    Trong những năm vừa qua với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước ta, đời sống người dân không ngừng được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, cùng với sự phát triển như vũ bảo của thế giới công nghệ thông tin, nhu cầu về thông tin liên lạc ngày càng được giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nó được rất rộng rãi trong các tầng lớp của xã hội hiện nay, nhưng đặc biệt là giới trẻ trong đó có sinh viên trường ĐHAG. Việc sử dụng công nghệ thông tin cũng như điện thoại di động đã tạo được sự liên lạc cần thiết và nhanh chóng, tiện lợi phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới và thời đại.

    Với bối cảnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thông tin liên lạc bằng điện thoại di động không ngừng tăng lên trong đời sống xã hội. Hiện nay trên thị trường nước ta đã xuất hiện nhiều mạng điện thoại di động và với sự cạnh tranh rất lớn với nhau, chẳng hạn như: Vinaphone, Mobilphone, VN mobil, Viettel Do vậy việc sử dụng mạng điện thoại di động của người dân nói chung, tầng lớp sinh viên mà đặc biệt sinh viên trường ĐHAG nói riêng đang không ngừng tăng lên, cùng với đó là nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Trong đó Viettel là một trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng di động lớn nhất của nước ta, do đó việc tìm hiểu và xác định nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động là điều cần thiết và nó góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.

    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng những năm gần đây của Vinaphone, mobilphone đã gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với Viettel cả về số lượng lẫn chất lượng. Vinaphone đã áp dụng những chiến lược về khuyến mãi và chất lượng dịch vụ tốt nhằm tăng số lượng mạng di động này, từ đó cũng lôi kéo không ít khách hàng Viettel qua sử mạng Vinaphone. Bên cạnh đó thì mạng điện di động mới VN mobil ra đời với những chương trình khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng trong đó có sinh viên chuyển sang sử dạng mạng VN mobil này. Nhiều khách hàng đã bỏ sử dụng mạng điện thoại di động Viettel sang sử dụng mạng ĐTDĐ Vinaphone, Mobilphone phần lớn là sinh viên trong đó có sinh viên trường ĐHAG. Đặc biệt trong những năm gần đây phần lớn sinh viên ĐHAG không còn sử dụng một mạng di động Viettel nữa mà sử dụng thêm loại mạng di động khác, hoặc thậm chí bỏ hẳn luôn mạng Viettel dù cho Viettel có những chương trình khuyến mãi. Như vậy, phải chăng mạng ĐTDĐ Viettel còn thiếu sót trong chiến lược chinh phục nhu cầu khách hàng và chưa thấu hiểu được nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel của sinh viên nói chung và sinh viên ĐHAG nói riêng.

    Xuất phát từ thực tiễn trên cho thấy việc tìm hiểu khảo sát “nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động Viettel của sinh viên trường ĐHAG” là hết sức quan trọng và cần thiết.

    1.2/ Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu:

    1.2.1/ Mục tiêu nghiên cứu:

    Tìm hiểu và thu thập ý kiến của sinh viên trường ĐHAG về nhu cầu sử dụng mạng điện thoại động Viettel.

    Qua đó có những giải pháp điiều chỉnh khắc phục những gì còn hạn chế, đồng thời sẽ phát triển mặt tích cực đối với nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động Viettel.

    1.2.2/ Phương pháp nghiên cứu:

    1.2.2.1/ Phương pháp thu thập dữ liệu:

    Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu thu thập dữ liệu qua phỏng vấn đối với sinh viên khóa 8, 10 của khoa KT-QTKD sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel.

    Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu qua sách, giáo trình, báo chí, internet

    1.2.2.2/ Phương pháp nghiên cứu:

    Sử dụng phương pháp thống kê mô tả vấn đề và phân tích đánh giá những nhu cầu sử dụng từ sinh viên, bằng phương pháp quy nạp, diễn dịch, định tính, định lượng để giải quyết vấn đề.

    1.2.2.3/ Phạm vi nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khóa 8,10 của khoa KT-QTKD sử dụng mạng điện thoại di động.

    Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 06/02/2010 đến ngày 24/05/2010.

    1.2.2.4/ Mẫu nghiên cứu:

    Lấy mẫu dựa trên phương pháp lấy mẫu có hạn mức. Tổng mẫu là 60 được bố đều cho 2 khóa.

    Sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi đóng.

    1.2.2.5/ Thang đo:

    Với mục tiêu nghiên cứu trên sẽ phù hợp với việc dùng phương pháp định tính và định lượng, cho nên dùng thang đo biểu danh, thang đo Liker, thang đo thứ bậc, thang đo tỷ lệ với mục đích sử dụng các thang đo này để biết được nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động Viettel của sinh viên trường ĐHAG.

    1.3/ Ý nghĩa thực tiễn:

    Qua nghiên cứu này sẽ giúp cho công ty viễn thông quân đội Viettel sẽ nắm bắt được nhu cầu của sinh viên nói chung và sinh viên trường ĐHAG nói riêng về mức độ đa dạng và phong phú như thế nào. Từ đó góp phần giúp cho công ty Viettel có những chiến lược Marketing, chiến lược kinh doanh phù hợp và sẽ làm tăng lượng khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty Viettel không ngừng tăng cao và ngày càng mạnh mẽ.

    1.4/ Kết cấu của đề tài:

    Chương 1: Giới thiệu một cách khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và cuối cùng là phần kết cấu của đề tài.

    Chương 2: Chương này sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. Nội dung của chương bao gồm: các khái niệm về nhu cầu, tháp nhu cầu của Maslow, phân loại nhu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu.

    Chương 3: Chương này trình bày cụ thể về thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, quy trình lấy mẫu, các loại thang đo được sử dụng.

    Chương 4: Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu bao gồm các nội dung sau: tìm hiểu nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên; nghiên cứa về các biến cố như: về giới tính, về thu nhập, về khóa học gây tác động đến nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ của sinh viên ĐHAG.

    Chương 5: Với chương này kết luận, đúc kết lại kết quả của việc nghiên cứu. Cuối cùng là đưa ra những kiến nghị và nói lên hạn chế của đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...