Báo Cáo Nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: GIỚI THIỆU

    


    1.1. Cơ sở hình thành đề tài

    Trường Đại Học An Giang hiện nay có thêm một khu trung tâm tại địa điểm mới với diện tích gần 40 ha với khoảng 200 phòng học thuộc 4 nhà: A-B-C-D, cơ sở vật chất kiên cố và trang thiết bị phục vụ học tập tương đối đầy đủ. Ngoại trừ khoa Sư phạm, sinh viên các khoa khác hiện nay đang học tập tại “nhà riêng” của mình. Có thể nói, khu trung tâm là nguồn động lực để các bạn sinh viên có thể phát huy hết khả năng của mình khi học tập tại một nơi rộng lớn và đầy đủ trang thiết bị như vậy.

    Có thể vì mới thành lập nên trường không thể tránh khỏi thiếu sót, một thiếu sót tại ngôi trường mới là không có căn tin cho sinh viên. Vì không gian trường rất rộng nên khoảng cách từ cổng trường vào các nhà khá xa nhưng dịch vụ ăn uống lại nằm ngoài cổng trường. Những sinh viên phải học tiết đầu tiên thì không chuẩn bị kịp cho bữa sáng của mình và đành phải đợi giờ ra chơi mới có thể đi ăn sáng. Nhưng vấn đề ở đây, giờ ra chơi có hạn mà sinh viên phải học ở lầu 4 thì thật sự khó khăn khi quyết định đi ăn vì sợ không kịp giờ vào lớp.

    Vì vậy, nghiên cứu “ nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên Đại học An giang tại khu mới” là công việc cần thiết nhằm có thể làm giảm sự khó khăn trong nhu cầu ăn uống của sinh viên, đồng thời đây có thể là một ý kiến đóng góp nhằm khắc phục thiếu sót của trường.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu này nhằm đạt hai mục tiêu sau:

    ã Nhận biết nhu cầu sử dụng căn tin của sinh viên.

    ã Tìm hiểu cụ thể nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của sinh viên.

    1.3. Phạm vi nghiên cứu

    Không gian: Nghiên cứu tại khu mới trường Đại học An giang

    Đối tượng nghiên cứu:

    Sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên.

    Tại khu mới, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên có số lượng sinh viên đông hơn các khoa còn lại. Mặt khác, do căn tin chưa có và dịch vụ ăn uống khá xa nên nhu cầu cần có căn tin trong trường giữa các khoa như nhau. Vì vậy, hai khoa này được lấy đại diện để tiến hành khảo sát trong tổng số năm khoa tại khu mới.


    1.4. Phương pháp nghiên cứu

     Nghiên cứu sơ bộ:

    Được thực hiện thông qua phương pháp định tính và thảo luận trực tiếp với 10 sinh viên nhằm khám phá, bổ sung và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu.

     Nghiên cứu thử nghiệm:

    Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Mười bản hỏi sẽ được tiến hành khảo sát thử nhằm hiệu chỉnh lại cấu trúc, vị trí các câu hỏi và ngôn ngữ dùng trong bản hỏi để có thể tiến hành nghiên cứu chính thức.

     Nghiên cứu chính thức:

    Thông qua nghiên cứu định lượng, điều tra phỏng vấn bằng bản hỏi đã được hiệu chỉnh. Với cỡ mẫu thu được là 80, dữ liệu thu được sẽ xử lí bằng phương pháp thống kê tần số và mode với sự hỗ trợ của phần mềm excel.

    1.5. Ý nghĩa nghiên cứu

    Đối với sinh viên khoa Kinh tế và khoa Nông nghiệp: Có thể thỏa mãn được nhu cầu ăn uống mà không cần phải mất thời gian. Sinh viên có thể thoải mái lựa chọn đồ ăn, thức uống cần thiết và phù hợp với túi tiền của mình khi căn tin có nhiều mặt hàng.

    Đối với nhà trường: Có thể hiểu được tâm lý sinh viên hơn khi biết sinh viên đang cần gì, thiếu gì mà có thể cung cấp nhằm một phần nào đó tạo thêm động lực giúp sinh viên học tập tốt hơn, đồng thời có thêm một phần lợi từ việc cho người khác thuê căn tin để kinh doanh.

    Đối với người kinh doanh căn tin: Có thể nắm bắt được sở thích của sinh viên mà chọn mặt hàng phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sinh viên và nhằm tạo thêm phần lợi nhuận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...