Tiểu Luận Nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Nhu cầu dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt​
    Information
    Thiếu máu có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau: do nhiễm ký sinh trùng (giun sán sốt rét), do mất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố (Hb), hay do thiếu dinh dưỡng. Về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng thì thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt, thiếu axit folic, và thiếu vitamin B12 là phổ biến hơn cả. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lượng sắt cung cấp từ ǎn uống không đủ nhu cầu hàng ngày.
    Lượng sắt thực tế hiện nay của bữa ǎn người Việt Nam chỉ đạt khoảng 30 đến 50% nhu cầu, nhất là ở các vùng nông thôn, do vậy tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở các vùng này thường rất cao.
    Thiếu máu thiếu sắt là vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra do Viện Dinh Dưỡng tiến hành năm 1988-1990 trên 2471 phụ nữ tuổi sinh đẻ thì tỉ lệ thiếu máu ở thai phụ vùng nông thôn là 49% (3 tháng cuối là 59%), và ở Hà Nội là 41% (3 tháng cuối là 48%). Tỉ lệ thiếu máu ở thai phụ toàn quốc năm 2000 là 32,2%, ở vùng Đông Nam Bộ là 34,3%.
    Các bạn nữ thường rất dễ bị thiếu máu do thiếu sắt, nguyên nhân là do mỗi tháng bạn nữ đều phải trải qua thời kì kinh nguyệt. Vì thế, trung bình khoảng 20% bạn nữ và 50% phụ nữ mang thai đều bị thiếu máu
    .
    Mục lục
    Phần I. Đặt vấn đề
    I.A Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ
    1. Tác hại của thiếu máu dinh dưỡng
    2. Nguyên nhân thiếu máu dinh dưỡng
    I.B Kinh nguyệt ở phụ nữ
    1. Kinh nguyệt là gì?
    2. Tuổi dậy thì và hành kinh
    3. Tuổi mãn kinh
    4. Rối loạn kinh nguyệt
    Phần II. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ
    II.A Nhu cầu các chất dinh dưỡng
    * Nhóm chất sinh năng lượng
    1. Protein
    2. Gluxit
    3. Lipit
    * Nhóm khoáng chất và vitamin
    1. Sắt
    2. Canxi
    3. Kẽm
    4. Vitamin
    II.B Nhu cầu năng lượng
    1. Năng lượng chuyển hóa cơ bản
    2. Năng lượng cho hoạt động thể lực
    3. Nhu cầu năng lượng cả ngày
    Phần III. Xây dựng khẩu phần ăn
    1.Bữa ăn đủ chất
    2.Nguồn sắt trong thức ăn
    3.Khẩu phần hợp lý
    4.Thực đơn một ngày
    * Tài liệu tham khảo
    GVHD: ThS. Trần Thị Thu Trà
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...