Luận Văn NHTW - vai trò của NHTW trong việc kiểm soát tiền tệ ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHTW - vai trò của NHTW trong việc kiểm soát tiền tệ ở VN


    NHTW - VAI TRÒ CỦA NHTƯ TRONG VIỆC KIỂM SOÁT TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM
    --------------


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Một trong những lý do để Ngân hàng Trung ương (NHTƯ) ra đời là xuất phát từ yêu cầu can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực tiền tệ tín dụng và ngân hàng . Bởi vì đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng, là hệ thống thần kinh của nền kinh tế. Dù ở mỗi quốc gia dưới các tên gọi khác nhau như NHTƯ, NHNN (NHNN), Ngân hàng Quốc gia, Quỹ dự trữ Liên bang nhưng đều có chung một tính chất là cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước, độc quyền phát hành tiền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị tiền tệ, thiết lập trật tự, bảo đảm sự hoạt động an toàn, ổn định và hiệu qủa của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước.
    Như vậy, vị trí đặc thù của NHTƯ trong nền kinh tế thị trường được quy định bởi mục đích, tính chất và yêu cầu quản lý vĩ mô của nhà nước với hoạt động tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng. Đây là cách quản lý đặc thù của NHTƯ là quản lý không chỉ bằng pháp luật, mà còn thực hiện bằng những công cụ điều tiết thị trường thông qua các hoạt động nghiệp vụ có tính chất sinh lơì. Tuy nhiên, hoạt động sinh lời này chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu quản lý
    Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên đất nước ta đang diễn ra sôi động quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tìm tòi một cách nghiêm túc và có hệ thống để phát huy hiệu qủa hoạt động của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần bảo đảm an toàn hoạt động Ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng XHCN .
    B. NỘI DUNG
    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM.
    1. Ngân hàng Trung Ương (NHTƯ)

    NHTƯ là một cơ quan đặc biệt của chính phủ có khả năng kiểm soát và điều hành vĩ mo hệ thống tiền tệ tins dụng Ngân hàng. Mặc dù không tham gia vào kinh doanh nhưng qua các hoạt động của nó, NHTƯ có tác động rất mạnh mẽ vào thị trường tài chính .
    NTTƯ vừa có chức năng là Ngân hàng của các ngân hàng . Nó đảm nhận tiến trình thanh toán, cho hệ thống NHTM và hoạt động như “người cho vay của phương sách cuối cùng” đối với NHTM và hoạt động như “người cho vay của phương sách cuối cùng” đối với các NHTM trong trường hợp khẩn cấp; đồng thời nó vừa là Ngân hàng của Chính phủ: NHTƯ giữ các tài khoản cho chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với kho bạc nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khoá của chính phủ bằng việc mua tín phiếu chính phủ. Ngoài ra NHTƯ còn là ngân hàng phát hành, là cơ quan độc quyền về phát hành tiền.
    2. Chính sách tiền tệ
    Chính sách tiền tệ là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước, bao gồm những mục tiêu và giải pháp đồng bộ mà NHTƯ sử dụng trong việc điều hành nhằm tác động vào khả năng sẵn có và giá của vốn khả dụng, qua đó ảnh hưởng lên toàn bộ các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán trong nền kinh tế. Nói cách khác: chính sách tiền tệ phải nhằm mục tiêu bảo đảm giá trị đồng tiền và an toàn hệ thống tín dụng bằng cách kiểm soát kênh bơm và rút tiền của NHTƯ trong lưu thông.
    Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế cùng thực hiện những mục tiêu tăng cường kinh tế, ổn định giá, tạo việc làm, cán cân thanh toán. Nhưng mục tiêu của chính sách tiền tệ mâu thuẫn với nhau. Do vậy muốn đạt được mục tiêu này thì phải có sự cắt giảm nhất định đối với mục tiêu khác.
    NHTƯ có thể điều hành chính sách tiền tệ: công ty trực tiếp hoặc gián tiếp. Hai công cụ này tạm thời được hiểu : công cụ trực tiếp là công cụ tác động thẳng vào các mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ. Còn công cụ gián tiếp tác động vào mục tiêu trung gian thông qua điều tiết dự trữ vượt mức (vốn khả dụng) của NHTM .
    3. Vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ của NHTƯ
    Để NHTƯ thực hiện được vai trò kiểm soát thị trường tiền tệ thì nó phải thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ.
    3.1 Nghiệp vụ thị trường mở.
    Thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá, các công cụ tài chính , NHTƯ can thiệp vào lượng cung tiền để thực hiện cân đối cung cầu về tiền tệ từng thời kỳ Khi NHTƯ bán các giấy tờ có giá và có nghĩa là nó hút tiền vào từ hệ thống Ngân hàng. Ngược lại, khi NHTƯ thực hiện mua các giấy tờ có giá thì tức là làm tăng lượng tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng .
    Điều kiện cần thiết để thực hiện nghiệp vụ này là NHTƯ phải nắm giữ một khối lượng công cụ tài chính nhất định và thị trường tài chính quốc gia phải đạt mức độ phát triển.
    Tại các nước phát triển, người ta còn phân biệt thành 2 loại nhiệm vụ thị trường mở
    Thứ nhất: thị trường mở chủ động: Nhằm vào một khối lượng tiền dự trữ xác định và cho phép giá của tiền dự trữ (tức là lãi suất) dao động tự do.
    Thứ hai: thị trường mở thụ động: nhằm vào một lãi suất cụ thể, cho phép khối lượng tiền dự trữ dao động.
    Nhờ các thị trường có tính nhạy cảm cao và rất phát triển nên các nước công nghiệp thường sử dụng phương pháp thụ động. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ.
    Nghiệp vụ thị trường mở được coi là công cụ quan trọng nhất trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTƯ bởi vì:
    Là nhân tố quyết định đầu tiên có thể làm thay đổi lãi suất hoặc cơ sở của tiền tệ - nguồn gốc chính làm thay đổi cung ứng tiền của NHTƯ thông qua việc mua bán các giấy tờ có giá.

    [​IMG]
     
Đang tải...