Tài liệu Nhóm lợi ích và vấn đề chống tham nhũng

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHÓM LỢI ÍCH VÀ VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG


    Bài viết đề cập đến hai vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội trong những năm gần đây, đó là vấn đề tham nhũng và lợi ích nhóm. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm của tham nhũng và sự hình thành, phát triển của các nhóm lợi ích trong xã hội cũng như quan hệ giữa tham nhũng với nhóm lợi ích, tác giả cho rằng chống tham nhũng và chống lợi ích nhóm tiêu cực là biện pháp tổng hợp; rằng, mở đường cho hoạt động của các nhóm lợi ích chính đáng và kịp thời ngăn chặn sự lũng đoạn của các nhóm lợi ích tiêu cực đang hình thành là cơ sở để phòng và chống tham nhũng một cách có hiệu quả.





    Xã hội luôn vận động theo xu hướng ngày càng phát triển, ngày càng hoàn thiện. Nhưng, không phải vì thế mà các sinh hoạt xã hội đều là tích cực, tiến bộ cả. Nghĩa là trong quá trình vận động xã hội, yếu tố tích cực luôn va chạm với những yếu tố tiêu cực. Vượt qua nó xã hội mới đi vào quĩ đạo của sự tiến bộ. Hoạt động kinh tế giữa người với người, nhóm với nhóm, quốc gia với quốc gia , về thực chất, là những hoạt động tìm kiếm lợi ích của các phía. Trong quan hệ đó thường có sự cân bằng tương đối; có bên mạnh và bên yếu; phía thuận lợi và phía bất lợi các yếu tố của các bên tham gia. Trong bất cứ quan hệ nào, đó cũng là những cách thức, biện pháp, phương pháp khác nhau của các cuộc đấu tranh, đấu trí của các bên. Chính trong quá trình đó nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, như nạn tham nhũng, những nhóm lợi ích thao túng thương trường, hủy hoại sự tiến bộ, công bằng và văn minh. Hậu quả thì rất nhiều. Nhưng trực tiếp thường là nhóm xã hội yếu là những người nghèo Những hiện tượng này không ngoài quy luật của sự vận động xã hội từ nguyên lý về tìm kiếm lợi ích của con người. Bài viết này phân tích hai hiện tượng trên và mối quan hệ của chúng.


    1. Về hiện tượng tham nhũng


    ở Việt Nam hiện nay, không còn nghi ngờ nữa, hiện tượng tham nhũng đã và đang xảy ra là có thật. Các vụ việc tham nhũng có xu hướng tăng về số lượng, gia tăng về mức độ thiệt hại vật chất cho xã hội, tinh vi về thủ đoạn và đa dạng về hình thức, diễn ra trong nhiều lĩnh vực.(*)


    Đa số đều có điểm chung về nhận thức rằng, tham nhũng là hiện tượng của nhóm người có quyền (được giao nắm giữ vị trí nhất định trong hệ thống công quyền). Không có quyền hành thì không có cơ sở nảy sinh tham nhũng. Nếu loại người khác làm thất thoát tài sản công thì có thể là tham ô, ăn cắp, móc ngoặc, lợi dụng công việc (như kế toán, thủ kho ) để làm lợi bất chính cho mình. Vậy tham nhũng chỉ nằm ở mối quan hệ quyền lực giữa nhà nước và xã hội – bộ phận có quyền lực và những người dân.


    Trong một thời gian dài, thậm chí cho đến gần đây vẫn có sự ngộ nhận rằng nước ta là nước xã hội chủ nghĩa, nên không thể có tham nhũng (nếu có thì chỉ là sự vu khống của kẻ địch, hoặc chỉ là “cái đuôi” từ chế độ cũ rơi rớt lại). Cuộc tranh luận của những nhà triết học, luật học hay chính trị học xung quanh vấn đề bản tính con người là tốt hay là xấu, con người tham lam hay vị tha trong đời thường còn chưa có hồi kết thì trong xã hội vẫn tồn tại cả hai nhóm người đó ở khắp mọi nơi. Một cái khách quan là, dưới chủ nghĩa xã hội con người là tốt, nhưng tương lai còn xa mà chưa ai biết nó sẽ xuất hiện trong thực tiễn như thế nào. Nước ta lại là quốc gia ở thời kỳ quá độ, khước từ kiểu quản lý mà chủ nghĩa tư bản đã và đang vận hành để đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


    Tham nhũng, theo chúng tôi, là một hiện tượng của xã hội có luật pháp tương đối phát triển, thừa nhận dân chủ nhất định. Trong xã hội nô lệ, người lao động không có tư cách con người nên khái niệm này cũng chưa xuất hiện. Tham nhũng có những yếu tố đặc trưng riêng biệt làm cho nó khác với hiện tượng xã hội khác. Nó mang những đặc điểm sau:


    Thứ nhất, tham nhũng chịu ảnh hưởng của cơ sở xã hội (chính trị, kinh tế ) làm cho mỗi quốc gia có sự khác biệt (thời gian, qui mô, cách thức, nhận thức ). Cái cách “mãi mới thừa nhận” là có tham nhũng cũng là đặc trưng của điều kiện xã hội Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam là nước có nền kinh tế chậm phát triển xét từ những năm mới xây dựng chế độ dân chủ. Khi đó nền kinh tế còn rất khó khăn và được quản lý theo phương pháp tập trung, nguồn lợi quốc gia cho tham nhũng chưa xuất hiện rõ nên tham nhũng hoặc còn mờ, hoặc chưa trở thành hiện tượng xã hội. Nhưng tham ô, căn cắp, móc ngoặc lại là hiện tượng phổ biến, bởi lúc đó lợi thế vị trí công việc liên quan đến của cải vật chất (thủ kho, cửa hàng bách hoá, thực phẩm, xi măng, sắt thép ) đã làm nảy sinh hiện tượng tiêu cực này. Không nên coi tham nhũng là từ đâu đến, nó sinh ra ngay trong lòng xã hội.


    Thứ hai, tham nhũng là một kiểu quan hệ trong quản lý nhưng nó luôn bị che giấu bởi chiếc áo khoác công quyền. Vì vậy, khi tham nhũng chưa bị phát hiện thì bộ mặt của quản lý xã hội hoàn toàn bình thường (như là hiện tượng trong quan hệ với bản chất). Chỉ khi tình trạng xã hội về kinh tế, chính trị tâm lý người dân, hoạt động của công quyền đến mức xã hội không chịu nổi ở chỗ này hay chỗ khác (người dân, cấp dưới, đối tác công vụ ) thì tham nhũng mới lộ diện. Trong quan hệ công vụ, nếu vì mục đích lợi ích cá nhân của người có quyền mà đưa ra một quyết định thì quan hệ đó chắc chắn có tham nhũng. Đây là sự khác biệt so với những quyết định có hại về kinh tế, xã hội nhưng không xuất phát từ động cơ lợi ích, mà do nguyên nhân năng lực của cán bộ, của công chức tham mưu hay các nguyên nhân, hoàn cảnh khác. Đây cũng là lý do khiến việc phát hiện tham nhũng không đơn giản và dễ bị che đậy bởi thuật nguỵ biện (biến lý do này thành lý do khác của cùng một hậu quả). Xét theo quan điểm như vậy, tham nhũng là hiện tượng đối nghịch với một xã hội học tập, vì học tập, giáo dục đương nhiên có mục đích nhằm đấu tranh với cái xấu, rèn luyện để thành người tích cực, tiến bộ.


    Thứ ba, điều kiện như “bà đỡ” của hành vi tham nhũng chính là trật tự của thể chế: luật pháp thiếu chặt chẽ, đạo đức ở một bộ phận cán bộ bị xói mòn, năng lực phát hiện tham nhũng yếu. Trong Bản báo cáo tổng kết chống tham nhũng(1) nhận định, tham nhũng “xảy ra đối với những người có chức vụ quyền hạn” là đúng, nhưng còn đơn giản, khái quát quá rộng và còn chưa chuẩn nếu xét trong thuật ngữ khoa học hành chính. Trong công vụ, mọi người đều có chức vụ theo hệ thống công vụ, nhưng không phải người nào cũng có quyền để có thể thực hiện được hành vi tham nhũng. Phải là những người có chức vụ và quyền điều hành, ra quyết định điều khiển người khác, làm sai lệch mối quan hệ tích cực. Tham nhũng còn là quan hệ của những người có mối liên hệ làm phát sinh quyền lực. Họ liên kết với nhau nên tham nhũng là “sản phẩm nhóm” sẽ nói ở dưới đây. Trong Báo cáo tổng kết có nêu chống tham nhũng là khả thi nhưng cũng cho rằng công tác phòng, chống trong thời gian qua vẫn chưa tạo được chuyển biến có tính cơ bản. Rõ ràng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn có nhiều khó khăn ở phía trước, bởi “cái khả thi” nghĩa là cái chưa có, chưa thành hiện thực, vẫn đang ở phía trước, thiên về phán đoán dựa trên những điều kiện thuận lợi tích cực, chưa xuất hiện. Trong khi đó, công việc chưa tạo được chuyển biến có tính cơ bản có nghĩa là tham nhũng đang hiện diện mà việc chống nó, phòng nó xuất hiện chưa đủ mạnh.


    Thứ tư, xét về mặt xã hội, tham nhũng có tính liên hệ dây chuyền (liên hệ, lây lan lẫn nhau trong tham nhũng, hối lộ, móc ngoặc ). Người tham nhũng thường không ngại những hành vi hối lộ trong các quan hệ khác. Những nhận xét trong Hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng nói lên điều đó: “Việc tự phát hiện hành vi tham nhũng trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất hạn chế, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình tham nhũng đang diễn ra Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử nhiều vụ án tham nhũng còn hạn chế. Một số vụ án nghiêm trọng, phức tạp xử lý chậm, kéo dài, có biểu hiện hữu khuynh, nể nang, lạm dụng việc bồi thường, khắc phục hậu quả để xử lý hành chính ”. Điều đó chứng minh thể chế và tổ chức còn có những lỗ hổng. Vậy, những lỗ hổng đó là gì?([1])
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...