Luận Văn Nhóm làm việc và đánh giá sự thành bại trong cách vận hành nhóm làm việc

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Câu hỏi 2:Bạn thường nghe câu truyền miệng “ một người Việt thi với một người Nhật thì chắc thắng, nhưng ba người Việt thi với ba người Nhật thì sẽ thua” bạn có đồng ý như vậy không? Trong trường hợp người Âu Mỹ, họ rất đề cao chủ nghĩa cá nhân, vậy đối với người Nhật họ có thua không? Hãy biện luận quan điểm của bạn.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Đề tài II: Nhóm làm việc và đánh giá sự thành bại trong cách vận hành nhóm làm việc
    I. Đặt vấn đề:
    Kho tàng văn hóa truyền thống của Việt Nam từ lâu đã ngợi ca tinh thần đoàn kết hợp tác qua những câu chuyện kể hoặc kho tàng ca dao tục ngữ. Trong thời đại hiện nay, việc hợp tác chiếm một vai trò to lớn trong bình diện thúc đẩy liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trên toàn thế giới. Vậy phong cách làm việc nhóm của người Việt Nam liệu có những hạn chế nào cần khắc phục và đề xuất cho những hạn chế đó là gì? Qua bài tiểu luận này nhóm 20 sẽ trả lời những câu hỏi đó
    II. Lý thuyết liên quan:
    1. Nhóm và các yếu tố tạo nên sự thành công của nhóm
    Nhóm là tập hợp những người có tổ chức, có mục tiêu hoạt động, có liên quan về mặt kĩ thuật, nghiệp vụ mang tính chuyên môn hóa vì lợi ích của hệ thống. Như vậy, để được xem là một nhóm cần phải thỏa mãn 3 điều kiện: có hai người trở lên, có tổ chức, có mục tiêu hoạt động chuyên môn giống nhau vì lợi ích chung của hệ thống[1].
    Một nhóm thành công khi biết kết hợp các nguồn lực của nhóm – mà chủ yếu là nguồn lực con người cách hợp lý và đạt được những mục tiêu đề ra đúng kế hoạch. Các yếu tố tạo nên sự thành công của một nhóm có thể kể đến:
    · Nhóm có người lãnh đạo có tầm nhìn, có năng lực và uy tín
    · Có mục đích chung được các thành viên cam kết cùng nhau thực hiện
    · Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý
    · Có được sự tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của nhau giữa các thành viên trong nhóm
    · Có phạm vi ảnh hưởng đến các nhóm trong hệ thống[2]
    Theo lý thuyết về quan hệ nhóm KAYTIFT, khi tham gia vào một nhóm làm việc con người có 3 mối quan tâm:
    + I: Tôi (Các vấn đề cá nhân)
    + WE: Chúng ta (Quan tâm đến các thành viên trong nhóm về vị trí, tính cách, thái độ làm việc, khả năng của họ, ).
    + IT: Nội dung côg việc hay lý do tạo nên nhóm (Những chủ đề nhóm cần trao đổi, những vấn đề cần giải quyết, ).
    Ba mối quan tâm này là 03 mối quan tâm cơ bản, không thể thiếu khi một người tham gia vào nhóm làm việc. Ba mối quan tâm này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ “I” đến “WE” và cuối cùng mới đến “IT”. Từ sự sắp xếp trên, có thể thấy con người thường bị những suy nghĩ cá nhân lấn phần cho những suy nghĩ về công việc.
    Một nhóm được coi là làm việc hiệu quả khi năng lượng của các thành viên được tập trung ngược lại với sự quan tâm, tức là năng lượng dành cho “IT” nhiều nhất, sau đó mới đến “WE” và cuỗi cùng là “I”.
    1. Văn hóa nhóm và văn hóa tổ chức
    Tổ chức là một nhóm lớn được tổ chức dưới một hình thái cơ cấu nhất định như doanh nghiệp, trường học, quân đội, phòng ban Điểm khác biệt cơ bản là tổ chức là một hệ thống được thể hiện dưới các hình thái cơ cấu chính thức trong khi nhóm có thể biểu hiện dưới cả hai loại cơ cấu là chính thức hoặc không chính thức[3]. Trong một tổ chức thường sẽ có cả hai loại nhóm kể trên.
    Điều gì tạo nên sự khác biệt trong phong cách của các nhóm, các tổ chức đến từ các quốc gia và khu vực khác nhau? Câu trả lời chính là: văn hóa. Theo một chu trình, văn hóa khu vực tác động đến văn hóa dân tộc, văn hóa dân tộc tác động lên văn hóa tổ chức và cá nhân trong dân tộc đó, đến lượt mình, văn hóa tổ chức lại ảnh hưởng trưc tiếp đến văn hóa các nhóm trong hệ thống tổ chức. Như vậy, một cách chung nhất, khi nói đến văn hóa tổ chức thì cũng có thể chấp nhận văn hóa nhóm thuộc tổ chức đó sẽ gần như tương đồng với nó.
    Như thế nào là văn hóa? Khái niệm chính thức về văn hóa đến nay vẫn chưa được ghi nhận, thông qua việc tìm hiểu khái niệm văn hóa từ một số định nghĩa khác nhau sẽ cho ta những tiếp cận khái niệm này từ nhiều góc độ:
    Theo TS Federico Mayor - nguyên TGĐ UNESCO: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.”
    Theo TS. Hoàng Vinh trong Đề cương văn hóa và tôn giáo: “Văn hóa là vốn hiểu biết của con người, tích lũy được trong suốt quá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử, được kết tinh lại thành các giá trị và chuẩn mực xã hội, gọi chung là hệ giá trị xã hội, biểu hiện ở vốn di sản văn hóa và phong cách ứng xử của cộng đồng. Hệ giá trị là thành tố cơ bản làm nên bản sắc riêng của mọi cộng đồng xã hội, có khả năng liên kết các thành viên làm cho công đồng trở thành một khối vững chắc và có khả năng điều tiết hoạt động của các thành viên sống trong cộng đồng xã hội ấy”.
    “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống con người đã và đang diễn ra qua hàng bao nhiêu thế kỉ, nó đã cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó mỗi dân tộc khẳng định bản sắc của mình để tồn tại và phát triển” - Theo Federico Mager Zaragoza,TGĐ UNESCO. Lễ phát động Thập kỉ Thế giới Phát triển Văn Hóa của UNESCO – 1992 . Paris .
    Một cách tổng quát, có thể định nghĩa văn hóa là một hệ thống của các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và xã hội.
    Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, nhóm xin tiếp cận khái niệm văn hóa doanh nghiệp theo định nghĩa sau đây: “Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên”.
    Trên đây là phần tiếp cận lý thuyết văn hóa tổ chức được nhóm chọn làm tiền đề giải thích những sự khác biệt trong phong cách làm việc của các nhóm làm việc người Việt Nam, Nhật Bản và Âu Mỹ.
    III. Vận dụng lý thuyết giải quyết vấn đề:
    Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm đã trở thành một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng làm việc của một nhân viên. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ làm việc theo nhóm. Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập, khả năng làm việc nhóm ngày càng được đánh giá cao. Tại các trường đại học, sinh viên đang được ưu tiên rèn luyện và phát triển kỹ năng này. Nhưng khả năng làm việc nhóm của người Việt vẫn chưa được đánh giá cao và còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Đặc biệt khi so sánh với các nước phát triển như Nhật Bản và các nước Âu Mỹ, những hạn chế trong kỹ năng làm việc nhóm của người Việt Nam là một vấn đề đáng nói.
    Dựa vào các các nhân tố quyết định sự thành công của một nhóm đã trình bày ở phần trên, sau đây nhóm xin tiếp cận phong cách làm việc của người Nhật và Việt Nam cũng theo các góc độ xem xét này
    1. So sánh giữa nhóm làm việc Nhật Bản và nhóm làm việc Việt Nam
    1.1. Nhật Bản

    [HR][/HR][1] Trường ĐH Kinh tế quốc dân – Giáo trình Quản trị học, NXB. Tài chính, 2010, tr. 299


    [2] Sđd, tr. 300

    [3] Sđd, tr. 300
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...