Tài liệu Nho giáo với tư cách là một tôn giáo

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I - Nho giáo có phải là tôn giáo?

    1. Nho giáo có phải là tôn giáo hay không đã là vấn đề tranh cãi hàng thế kỷ nay ở Trung Quốc. ngoài ý nghĩa học thuật còn là vấn đề tình cảm. Khi bắt buộc phải đối diện với phương Tây văn minh và nền văn minh đó được coi là gắn liền với Ki tô giáo, một tôn giáo ; người ta đưa Nho giáo ra để đối lập và nói Nho giáo cũng là một tôn giáo. Khi vai trò của tôn giáo trong sự phát triển xã hội bị chối bỏ : tôn giáo là thuốc phiện, người ta lại chứng minh Nho giáo là tư tưởng triết học, không phải là tôn giáo. Đằng sau sự khác nhau đó là một thái độ dựa tuổi tác và tình cảm : lòng tự hào về truyền thống văn hoá phương Đông. Thực ra những quan niệm về triết học, khoa học, tôn giáo trong hệ thống tư tưởng phương Đông và phương Tây không phải là đồng nhất. Nói Nho giáo là tôn giáo hay không là tôn giáo cũng phải chiếu cố đến thực tế không giống nhau đó. Và hơn thế cũng cần phải vượt ra ngoài tình cảm chủ quan của tầng lớp Nho sĩ.


    2. Nho giáo từ khi ra đời cho đến trong suốt thời gian tồn tại là một học thuyết, học thuyết chính trị - đạo đức. Ra đời vào thời Xuân thu - Chiến quốc cực loạn ly, Nho giáo là một học thuyết chống loạn cứu đời, mang nội dung nhân đạo chủ nghĩa của thời đại.


    Loạn ly theo Khổng Tử là do con người ham muốn giàu sang, không bằng lòng với cái mình có, muốn ngoi lên giành giật cho nhiều hơn, cho nên sẵn sàng giết cha, giết vua để chiếm đoạt. Lòng tham, dục vọng dẫn đến tranh giành, kiện tụng, chiến tranh, phá hoại sự hoà mục, sự ổn định và trật tự, hình ảnh một xã hội lý tưởng. Muốn chống loạn cứu đời, Nho giáo đề xuất phương án tổ chức xã hội va cai trị tốt, đồng thời chăm lo giáo hoá con người chu đáo.


    Muốn cai trị tốt, cần thiết lập một xã hội có trật tự trên dưới phân minh, sống hoà mục ổn định, an cư lạc nghiệp và ít xáo trộn. Nước hay thiên hạ phải quy về một mối, có người cầm đầu. Ra đời ở một đất nước có tổ chức, tôn tộc phát triển thành truyền thống lâu đời, Nho giáo lấy mẫu hình gia đình để hình dung thế giới và coi sự êm ấm gia đình (cha từ, con hiếu, anh em, vợ chồng hào thuận) là mẫu mực của xã hội lý tưởng. Cho nên, Nho giáo chủ trương một ông vua toàn quyền, làm chủ mọi mặt kinh tế, chính trị, quân sự, tư pháp, tôn giáo. Vua là cha của cả nước (và quan cũng là cha mẹ của dân). Với tư cách chao mẹ, vua có trách nhiệm sắp xếp vị trí (phân vị) và phân phối quyền lợi cho mọi người (quan và dân) và mọi người quan hay dân, theo phận vị mà có quyền lợi và có trách nhiệm. Phải tôn trọng mệnh vua, trật tự đã lập theo phận vị, không được tranh giành quan hệ giữa mọi người được quy thành nghĩa, thành lễ và mọi người phải sống theo nó. Nghĩa và lễ quan trọng hơn luật pháp. Cho nên, cách cai trị tốt nhất là cai trị bằng đức, người cầm quyền có đức, làm gương và có ơn với dân, được lòng dân, cai trị bằng lễ, bằng văn, tức là bằng lễ nhạc chứ không phải bằng bạo lực, bằng hình phạt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...