Tài liệu Nho giáo việt nam nhìn từ thế kỷ xxi

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. NHO GIÁO VIỆT NAM NHÌN TỪ THẾ KỶ XXI


    Hà Thúc Minh



    Nho giáo ra đời ở Trung Quốc vào thế kỉ VI trước công nguyên, nhưng ảnh hưởng của nó không những chỉ ở Trung Quốc mà còn lan rộng sang nhiều nước phương Đông khác như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên hình thành khu vực văn hóa mà người ta thường gọi là “khu vực văn hóa Nho giáo”. Vậy Nho giáo vào Việt Nam như thế nào, từ lúc nào, sớm hơn, cùng thời hay muộn hơn những nước khác như Triều Tiên, Nhật Bản?

    Dựa vào tiêu chí gì để xác định thời điểm Nho giáo vào Việt Nam? Thường có ba tiêu chí, đó là: kinh điển Nho giáo, Nho sĩ và những di tích hoặc hoạt động thuộc về Nho giáo như miếu mạo, tranh tượng, trường học, chế sách .

    Sách Lịch sử Việt Nam chép: “Đến đầu công nguyên, triều đình phương Bắc có biến loạn, Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán, lập triều đại Tân (8-23). Đông Hán lại thay thế triều Tân. Trong thời gian đó, bọn quan lại nhà Hán ở Giao Chỉ âm mưu cát cứ, nhưng sau lại nhanh chóng quy phục triều Đông Hán. Từ đấy ách thống trị của nước ngoài – với những viên quan Tích Quang, thái thú Giao Chỉ, Nhâm Diên, thái thú Cửu Chân đã trở nên rất hà khắc. Điều đó biểu hiện trên hai mặt: lối bóc lột và mức độ đồng hóa .Trong chính sách đồng hóa, chúng bắt nhân dân ta phải tuân theo “lễ giáo” phong kiến Hán, từ cách ăn mặc đến việc lấy vợ lấy chồng. Chúng mở một vài trường.

    Sách Lịch sử Việt Nam chủ yếu dựa vào Đại Việt sử ký toàn thư, cho nên niên đại, sự kiện chẳng có gì khác nhau, khác nhau là ở nhận1 xét, đánh giá sự kiện, một bên thiên về vạch trần thủ đoạn nô dịch của kẻ xâm lược, một bên thiên về ghi nhận công lao “khai hóa” của nhà cầm quyền. Về vấn đề này sách Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau:

    “Tích Quang là người quận Hán Trung, khi ở Giao Chỉ lấy lễ nghĩa dạy dân. Sau nhà Hán lại lấy Nhâm Diên làm thái thú Cửu Chân. Diên là người Uyển huyện Diên coi việc 4 năm thì bị gọi về. Người Cửu Chân làm đền thờ. Những người đẻ con đều đặt tên là Nhâm. Phong hóa văn minh của đất Lĩnh Nam bắt đầu từ thái thú ấy”2.

    Mục đích của xâm lược là nô dịch, khai hóa là thủ đoạn, cho nên xâm lược và nô dịch là hai anh em song sinh. Tuy nhiên không phải kẻ xâm lược nào cũng biết phát huy thủ đoạn khai hóa. Khai hóa để nhằm nô dịch tốt hơn, nhưng dẫu sao vẫn còn dễ “chấp nhận” hơn đối với ai bị nô dịch mà không hề biết gì đến khai hóa. Các sử gia hoàn toàn còn đủ tỉnh táo để phân biệt điều đó. Cho nên không tìm được, dẫu cho là một chữ, ghi nhận cái gọi là khai hóa đối với những quan lại như Tô Định, Mã Viện trong Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm Định Việt sử thông giám cương mục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...