Tiểu Luận Nho giáo vào việt nam và ảnh hưởng, vai trò của tư tưởng đạo đức nho giáo với việc xây dựng và hoàn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quá trình truyền bá, phát triển Nho giáo ở Việt Nam Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu lạc đã thống trị trên đất Việt, biến Âu Lạc thành hai quận của Trung Hoa là Giao Chỉ và Cửu Châu. Để nô dịch nhân dân ta về tinh thần, Nhà Hán đã đưa Nho Giáo vào đất Việt, đồng hoá văn hoá. Buổi đầu, Thái Thú Tích Quang và Nhâm Diên tích cực "dựng học hiệu, dạy lễ nghĩa" với mục đích đào tạo tầng lớp quan lại phục vụ cho bộ máy cai trị và dạy lễ nghĩa cho người dân. Năm 187-226, Sỹ Nhiếp cai trị Giao Chỉ lần đầu tiên tổ chức việc học ở Việt Nam ( "Nam giao học tổ"). Thời Sỹ Nhiếp làm Thái Thú Giao Chỉ, hàng trăm sỹ phu Trung Hoa sang Việt Nam đẩy mạnh truyền bá Nho giáo và Hán học. Mở trường ở Luy lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) và Long Biên. Mục đích phát triển Hán học nhằm Hán hoá và phát triển tư tưởng "trung quân" của Nho giáo. Con đường truyền bá, học tập Nho, chữ Hán gồm có: các trường lớp do các sỹ phu, quan lại người Trung Hoa lập nên và nhân dân tự học chữ ở các nhà chùa. Nho giáo vào Việt Nam là một quá trình đặc biệt từ phản ứng đến tiếp thu, từ xa lạ đến gần gũi, từ Nho giáo là công cụ thống trị của bên ngoài thành vũ khí của bản thân. Thời Bắc thuộc, đất nước, con người Việt Nam diễn biến theo hai chiều hướng: hướng Hán hoá và chống Hán hoá. Tuy Nho giáo đã được đưa vào Việt Nam nhưng chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi bắt tay vào xây dựng nhà nước Phong kiến tập quyền. Do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước và đòi hỏi về tri thức của giai cấp thống trị cần phát triển một nền văn hoá phục vụ cho chế độ phong kiến. Nho giáo được đề cao và sử dụng như là vũ khí sắc bén trên lĩnh vực chính trị, văn hoá, tư tưởng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...