Chuyên Đề Nho giáo và một số nội dung tích cực

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nho giáo và một số nội dung tích cực
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: VÀI NÉT VỀ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG TÍCH CỰC CỦA NÓ 3
    I. Vài nét về tiến trình phát triển của Nho giáo 3
    II. Một số nội dung chính của nho giáo 5
    1. Tư tưởng Nho giáo là gì? 7
    2. Vấn đề tính luận trong Nho giáo 9
    3. Thái độ của Nho giáo đối với cuộc sống 10
    4. Quan niệm về đạo đức trong Nho giáo 11
    PHẦN II: ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO TỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM 14
    I. Quá trình du nhập của Nho học vào Việt Nam 14
    II. ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng Việt Nam 15
    1. Những nhu cầu xã hội giúp cho Nho giáo chiếm được địa vị độc tôn trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam 15
    2. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam 18
    KẾT LUẬN 22
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
    MỤC LỤC 24

    LỜI MỞ ĐẦU
    F.Enghen đã khẳng định:
    “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc La Mã thì tuyệt nhiên không có Châu Âu hiện đại”.
    Vậy học tập Enghen chúng ta có thể đặt vấn đề:
    “Nếu không có văn minh cổ đại Trung Quốc thì không có nước Việt Nam ngày nay”.
    Nói đến nền văn minh cổ đại Trung Quốc thì quả là rộng lớn. Biết bao nhiêu hệ tư tưởng xuất hiện và tồn tại mãi cho đến ngày nay. Từ thuyết âm dương ngũ hành, học thuyết của Khổng Tử, Lão tử . Thế nhưng trong các học thuyết ấy, không ai có thể chối cãi được rằng học thuyết Nho gia. Nhà người phát khởi phát là Khổng tử là có vị trí quan trọng hơn hết trong lịch sử phát triển của Trung Quốc nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế) Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Điều đó đã minh chứng rõ ràng: Nho giáo hẳn phải có những giá trị tích cực đặc biệt, nếu không sao nó có thể có sức sống mạnh mẽ đến như vậy.
    Từ đầu thế kỷ XX đến nay, rất nhiều người đã phê phán đạo Nho, tố cáo tính chất bảo thủ, phi khoa học của nó. Nhưng nếu lấy quan điểm lịch sử mà xem xét, ở thế kỷ XX rõ ràng Nho giáo là cổ hủ nhưng ở giai đoạn trước có vậy không.
    Vào thế kỷ X trên bán đảo Đông Dương có 3 vương quốc: Đại Việt, Cham Pa, Khmer, lực lượng ngang nhau. Dần dần Đại Việt chiếm ưu thế, vừa đủ sức chống lại phong kiến phương Bắc, vừa khai hoang Nam Tiến, át hẳn 2 vương quốc kia. Phải chăng đạo Nho đã đóng một vai nhất định trong sự hình thành tương quan lực lượng ấy. Phải chăng chúng ta đã du nhập đạo Nho của Trung Quốc rồi sau đó biến thành một công cụ chống laị. Biện chứng lịch sử là như thế. Nho giáo là công cụ để phong kiến phương Bắc dùng để lệ thuộc các dân tộc khác, nhưng vừa là công cụ giúp các dân tộc chống lại Trung Quốc.
    Chính vì ý nghĩa và vai trò to lớn của Nho giáo đối với tiến trình phát triển của Trung Quốc và Việt Nam nên em có hứng thú đặc biệt với đề tài “Những tư tưởng cơ bản của nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta”. Nội dung đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 2 phần:
    Phần I: Tiến trình phát triển của Nho giáo và một số nội dung chính của nó.
    Phần II: Ảnh hưởng của Nho giáo tới đời sống văn hoá Việt Nam.
     
Đang tải...