Tài liệu Nho giáo và kinh tế

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nho giáo ra đời vào thời Xuân thu, Chiến quốc. Xuân thu (722 - 481), Chiến quốc (481-221) là thời đại của lừa lọc, bạo lực và chiến tranh. Mấy trăm nước chư hầu thành lập đầu đời Chu lần lượt bị tiêu diệt để còn lại vài chục vào thời Xuân thu và bảy nước vào thời Chiến quốc. Bảy nước dùng chiến tranh khốc liệt tranh nhau quyền làm chủ toàn Trung Quốc. Khổng tử và Mạnh tử, hai vị thánh của Nho giáo là những người rất nhiệt thành cứu đời. Đều làm cho hai người đó lo lắng là cảnh loạn ly “con giết cha, tôi giết vua, tranh giành nhau, gây chiến tranh với nhau, làm đủ chuyện bậy bạ”. Hai người để cả cuộc đời chạy vạy khắp các nước, mong kiếm một ông vua chịu theo Đạo; Nghĩa của mình, thực hành vương đạo để có thái bình. Nguồn gốc của loạn ly, theo Khổng tử và Mạnh tử là tranh giành, kiện tụng và chiến tranh, đẻ ra từ chỗ không ai chịu yên phận, yên mệnh, người nghèo muốn giàu, người giàu muốn giàu thêm, tìm mọi cách giành thêm cho nhiều. Cho nên cách của đời theo họ ý họ là xác định phân vị, làm cho mọi người biết phận, yên phận, nhường nhịn nhau. Như thế thì xã hội sẽ hòa mục, trật tự và ổn định. Khổng tử và Mạnh Tử không chỉ mong chấm dứt loạn lạc trước mắt mà còn mong muốn, tin tưởng có thể lập ra một trật tự hợp lý vĩnh viễn để sau đó người làm vua có thể “thõng tay mà cai trị”. Tất nhiên muốn đến đó những người có trách nhiệm – kẻ làm vua và làm quan – phải nỗ lực làm việc chính sự (chủ yếu là giáo hóa). Khổng tử nói: “Xử kiện (cho công bằng) thì ta cũng như những người khác; khác chăng là ở năm thì có thể khắc phục sự tàn bạo và hủy bỏ việc giết người”.


    Từ ái, khiêm nhường, lấy hòa làm quý là bỏ nguyên tắc tổ chức đời sống xã hội.


    Nho giáo ra đời trên cơ sở một tổ chức chính trị- xã hội đặc biệt. Ở Trung Quốc từ đời Ân (thế kỷ XVII trước CN) đã xuất hiện một vị Đế - từ đời Chu gọi Thiên tử - một vị Vua chung có quyền phong cấp và tước bỏ các vua chư hầu. Đế (hay Thiên tử) biện chính sự thống trị tập quyền của mình bằng tư tưởng trở thành nguyên lý lập hiến. “Dưới trời đất đai nào chẳng là của vua, dân ở trên đất người nào chẳng là tôi tớ của vua”. Chính quyền tập trung đó dựa vào tôn giáo, vào tình nghĩa họ hàng và người thân tín (cố cựu), dựa vào lễ để duy trì quyền lực, tạo thành một tổ chức chính trị - xã hội phân biệt nghiêm ngặt theo chế độ phân phong, đẳng cấp và họ hàng. Đến thời Xuân thu Chiến quốc, qua chiến tranh liên miên mấy trăm năm, chế độ đó bị tan rã. Nhà Trần chia đất nước thành quận, huyện, xây dựng nhà nước chuyên chế, quan liêu và quân sự. Nhà Hán tiếp thu đất nước đã địa vực hóa của nhà Tần, ổn định thể chế dòng họ (hương đảng tộc cư) ở bên dưới cơ sở. Nhà nước Âu - Chu dựa vào sự gắn bó họ hàng, tình nghĩa người cố cựu, tức là lấy quý tộc làm phên giậu. Từ đời chiến quốc Mặc gia và Pháp gia đã nêu thật rõ cái sự thật quý tộc không thể đều tài giỏi, hơn thế, nguy cơ tranh giành ngôi vua lại đến từ phía quý tộc. Nhà Tần tin dùng bộ máy quan liêu, tiến cử hiền tài ngoài quý tộc, đã thử thách qua công việc thực tế. Nhà Hán thay thế chế độ tiến cử bằng cách mở khoa thi để chọn người cho bộ máy quan liêu. Chế độ khoa cử làm cho đội ngũ nho sĩ phát triển thành một đẳng cấp xã hội đông đảo. Nho sĩ coi chức nghiệp của mình là đi học, thi đỗ và làm quan. Đó là đẳng cấp không dựa vào dòng máu quý tộc và sở hữu tài sản, quyền lợi rất gắn bó với sự thống nhất đất nước và quyền hành vào một mình ông vua. Trong quá trình lịch sử lâu dài, dầu quận huyện đã thay cho các nước chư hầu vua quan, thứ dân đã thay cho quân tử, tiểu nhân, và về sau, các địa phương hoặc giao cho quan văn cai trị hay các tướng lĩnh nhiều quyền hành quản chế, tức là trung ương khống chế được các châu quận nhiều hay ít, thì nguyên tắc vương hữu và thần dân hóa toàn thể vẫn được bảo vệ, làm cơ sở cho một ngôi vua chuyên chế, tập trung mọi quyền hành trong tay, dẫu có khi trên thực tế điều đó chỉ có danh nghĩa suông. Dùng bộ máy quan liêu, lựa chọn qua khoa cử và đội quân thường trực, ông vua chuyên chế đã tìm ra phương án tối ưu để giữ ngai vàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...