Tài liệu Nho giáo và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đã hình thành rất sớm ở Việt Nam và được Nho giáo bổ sung, nâng lên tầm mức lý luận, trở thành hệ tư tưởng chính trị của các triều đại phong kiến. Trải qua nhiều thăng trầm, Nho giáo và chủ nghĩa dân tộc Việt Nam khi thì gắn kết chặt chẽ, lúc bị tách rời về mặt hình thức hoặc nội dung, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo vẫn âm ỉ tác động tới sự vận động của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích 3 vấn đề: 1/ Vai trò của Nho giáo trong sự hình thành tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam; 2/ Đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam; 3/ Biện chứng của chủ nghĩa dân tộc trong thời đại toàn cầu hoá.



    1. Vai trò của Nho giáo trong sự hình thành tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam


    Lý luận về chủ nghĩa dân tộc hiện nay dường như đã đạt được một số nhất trí khi phái trung tâm châu Âu, kể cả quan điểm mácxít vấp phải những khó khăn không nhỏ trong phân tích, lý giải và dự phóng về sự vận động lịch sử của các nước châu Á đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực ảnh hưởng của Nho giáo, như Trung Quốc, Việt Nam(1) Đó là sự thừa nhận chủ nghĩa dân tộc nơi đây đã được hình thành từ rất lâu và có sức mạnh bền vững đến mức người phương Tây khó có thể tưởng tượng, trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện với sức mạnh phá tan những thành trì kiên cố nhất của chủ nghĩa phong kiến. Sự hình thành chủ nghĩa dân tộc đặc biệt này, không nghi ngờ gì, có sự góp phần mạnh mẽ của lý luận Nho giáo.


    Có thể đánh dấu thời gian hình thành ý thức dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam một cách rõ nét, do tác động của Nho giáo, là vào khoảng thế kỷ III sau Công nguyên, với vai trò của Sĩ Nhiếp(*)(Thái thú Giao Chỉ từ 186 - 227). Ngược lại lịch sử, năm 111 TCN, khi Nhà nước Nam Việt của Triệu Đà bị nhà Hán thôn tính, Việt Nam trở thành một quận của nhà Hán, thì quá trình xâm nhập và ảnh hưởng của văn hoá Hán, đặc biỆt là Nho giáo mới có thêm các điều kiện thuận lợi và dần rõ nét trong đời sống tinh thần của người Việt, tác động mạnh mẽ tới sự hình thành tư tưởng quốc gia dân tộc của vùng đất này. Có sự khác biệt rõ rệt về tầm tư duy giữa ý thức về cộng đồng như là tiền thân của tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trước khi Việt Nam bị Bắc thuộc với các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa này khi chịu tác động của Nho giáo(2). Sự chuyển hoá phương thức bảo vệ cộng đồng về mặt văn hoá, phong tục, tập quán trước sự xâm lược và đồng hoá của một dân tộc, một nền văn hoá mạnh hơn, lâu đời hơn, trưởng thành hơn tỪ văn học truyền miệng, ngôn ngữ nói, truyền thuyết lên trình độ ngôn ngữ viết và tư duy lý luận cùng với việc cấy ghép một số yếu tố văn hoá Hán vào phương thức hình dung về cộng đồng dân tộc là một quá trình thích nghi, xây dựng và khẳng định của tư duy dân tộc chủ nghĩa Việt Nam.


    Sĩ Nhiếp là một điển hình cho khuynh hướng tiếp thu tư tưởng Nho giáo và vận dụng mô hình tổ chức Nhà nước Trung Hoa vào xã hội Việt Nam để giải quyết vấn nạn đó. Với trường hợp Sĩ Nhiếp, ý thức quốc gia dân tộc của người Việt cổ đã được mở rộng và nâng cao trên cơ sở lấy tinh thần chống phương Bắc làm hệ chuẩn. Sự có mặt của Sĩ Nhiếp trong thần điện của Việt Nam thời kỳ khẳng định một bản sắc dân tộc riêng biệt cũng cho ta thấy rõ hơn tầm tư duy của người Việt khi đó. Tất cả những gì là hữu ích, có lợi cho sự phát triển cộng đồng đều được chấp nhận, thậm chí được chủ động thiết lập. Sĩ Nhiếp được tôn là ông tổ Nho học của dân Việt, là người đã thành công trong việc tạo lập những yếu tố căn bản nhất xác định diện mạo một thực thể văn hoá xã hội Việt phân biệt với xã hội Hán. Là người uyên bác chuyên về sách Tả
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...