Luận Văn Nhịp văn xuôi trong ký nguyễn tuân

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/9/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    1.1. Maiacốpxki từng nói Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng
    lượng chủ yếu của câu thơ. Tuy nhiên, nhịp điệu không là đặc quyền chỉ của
    thơ. Trong văn xuôi cũng tồn tại nhịp điệu. Nhịp trong văn xuôi không gò bó
    quá như trong thơ mà tương đối tự do. Văn xuôi có nhịp điệu thường gặp,
    đặc biệt trong "văn xuôi có chất thơ " (prose poetique). Chưa ai xác định
    được ranh giới giữa văn xuôi có nhịp điệu và văn xuôi thông thường nên chỉ
    có thể hiểu nhịp điệu là sự phân bố chỗ ngắt giọng, âm thanh bằng trắc, điểm
    dừng có vai trò thẩm mỹ, tuy rằng nó độc lập với các vần, luật thơ. Việc
    nghiên cứu về nhịp điệu của văn xuôi tuy khó khăn hơn, song lại là công
    việc rất nên được quan tâm, bởi vì thực tiễn văn chương cho thấy nhiều áng
    văn xuôi khi đưa được nhịp điệu vào thì sức lan tỏa trở nên rộng lớn hơn,
    biểu cảm mạnh hơn. Những bài ký của Nguyễn Tuân, Thép Mới, Nguyễn
    Trung Thành, Hoàng Phủ Ngọc Tường, v.v Chính là những mẫu mực
    ngày nay cho cách dùng văn chương có nhịp điệu.
    1.2. Nguyễn Tuân là một trong chín nhà văn được chọn học trong
    chương trình phổ thông với tư cách là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt
    Nam hiện đại. Ông là một trong số không nhiều nhà văn đã tạo được cho
    mình một phong cách sáng tạo nghệ thuật độc đáo và có nhiều cống hiến cho
    văn chương Việt Nam thế kỉ XX. Nguyễn Tuân để lại một sự nghiệp văn học
    đồ sộ với những trang viết độc đáo và tài hoa. Ông xứng đáng được coi là
    một nghệ sĩ lớn. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí
    Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...