Tài liệu Nhìn nhận một số quan điểm quốc tế về các tội phạm về môi trường

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời gian gần đây, các tội phạm xâm hại môi trường đã trở thành một trong những đề tài gây tranh luận trên diễn đàn quốc tế. Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống quan điểm, quan niệm về các tội phạm về môi trường là hết sức cần thiết bởi chính những quan niệm đó phản ánh nhận thức chính trị, xã hội, pháp lí và khoa học về loại tội phạm này. Mặt khác, chúng còn giúp cho các quốc gia hoạch định chính sách hình sự, xây dựng và thực hiện pháp luật hình sự về bảo vệ môitrường một cách khả thi và có hiệu quả hơn.
    Vấn đề đầu tiên cần được đề cập là quan niệm về vai trò của luật hình sự trong việc giải quyết các vấn đề môi trường. Đây chính là điều băn khoăn của nhiều học giả quốc tế. Câu hỏi mà họ thường đặt ra là: liệu luật hình sự có phải là một công cụ thích hợp để ngăn ngừa và hạn chế những hành vi gây thiệt hại cho
    môi trường? (1) Câu hỏi này có thể được trả
    lời bằng việc giải quyết ba vấn đề: Thứ nhất, liệu có cần thiết phải sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ môi trường? Thứ hai, nếu có thì nó nên được sử dụng ở mức độ nào và trong hoàn cảnh nào? Thứ ba, trên thực tế liệu luật hình sự đã hoạt động như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường hay chưa?
    Ngày nay, việc tăng cường sử dụng pháp
    luật hình sự để bảo vệ môi trường diễn ra khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia, luật hình sự về bảo vệ môi trường còn nhận được





    sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Điều này được minh chứng bởi những sự kiện như: trong suốt Hội nghị lần thứ tám của Liên hợp quốc (LHQ) về phòng ngừa tội phạm và đấu tranh với tội phạm có tổ chức tại Havana, Cuba năm 1990, vấn đề kiểm soát chặt chẽ hơn những hoạt động phạm tội có tổ chức gây thiệt hại cho môi trường tự nhiên đã được đưa ra thảo luận. Với tiêu đề “Vai trò của luật hình sự trong việc bảo vệ tự nhiên và môi trường”, Nghị quyết 45/121 ngày 14 tháng 12 năm 1990 với sự nhất trí của Đại hội đồng LHQ đã thúc đẩy các quốc gia sửa đổi luật hình sự để tạo ra một giải pháp có hiệu quả đối với những hiểm họa môi trường. Thêm một lần nữa, vai trò của luật hình sự trong việc bảo vệ môi trường lại được nhấn mạnh trong một loạt các Nghị quyết của Hội đồng kinh tế và xã hội của LHQ như: Nghị quyết số 28 năm 1993, Nghị quyết số 15 năm 1994, Nghị quyết số 27 năm 1995.
    Tại châu Âu, văn bản pháp lí đầu tiên đề cập yêu cầu phải kiểm soát các hành vi xâm hại môi trường là Nghị quyết (77) 28 “Về sự đóng góp của luật hình sự đối với việc bảo vệ môi trường”, được thông qua tại cuộc gặp lần thứ 275, Uỷ ban các bộ trưởng của Hội đồng châu Âu ngày 28/9/1977. Nghị quyết này đã đưa ra một yêu cầu khẩn thiết về sự can thiệp của luật hình sự để ngăn ngừa







    những hành vi phá hủy môi trường. Sau đó, Lời nói đầu của Công ước số 172 của Hội đồng châu Âu về “Bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự” ngày 4/11/1998 đã nhấn mạnh: “Luật hình sự đóng góp một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường”. Bên cạnh đó, hàng loạt các hội thảo quốc tế cũng thảo luận sôi nổi vấn đề sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ môi trường, trong đó điển hình là Hội thảo “Chính sách hình sự về bảo vệ thiên nhiên và môi trường tại châu Âu” được tổ chức tại Lauchhammer (Đức), từ ngày 25 đến ngày 29/4/1994 (sau đây gọi là Hội thảo Lauchhammer). Tại đây, luật hình sự đã được đánh giá là một công cụ không thể thiếu trong việc bảo vệ môi trường.
    Những đòi hỏi về việc tăng cường sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ môi trường nêu trên có thể được lí giải bởi hai nguyên nhân:
    Thứ nhất, đó là sự gia tăng nhanh chóng của các hành vi xâm hại môi trường với những hậu quả nguy hiểm trước mắt cũng như lâu dài. Những hành vi này không chỉ phát triển về mặt số lượng mà còn gây mối lo ngại cả về tính nguy hiểm cho xã hội của chúng. Chẳng hạn như tại Thụy Điển, số liệu thống kê chính thức đã chứng minh sự gia tăng rõ rệt của các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Trong năm 2000, con số các quyết định xử lí các hành vi xâm hại môi
    trường đã tăng lên tới 278%.(2) Cũng theo
    khảo sát của một nhà nghiên cứu Thụy Điển, hoạt động của gần một nửa triệu các công ty của Thụy Điển đang bị xếp vào loại tạo ra những mối nguy hiểm cho môi trường.(3) Tình trạng trên dường như cũng đang diễn ra trên toàn châu Âu. Chính vì vậy, Quyết định
    khung của Hội đồng châu Âu 2003/80/JHA



    về “Bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự” đã cảnh báo ba vấn đề:
    (1) Sự gia tăng của các tội phạm về môi
    trường cũng như những hậu quả của chúng, điều đã xảy ra vượt ra ngoài biên giới giữa các quốc gia;
    (2) Những tội phạm đó đang đặt ra mối đe dọa to lớn đối với môi trường và do đó cần kêu gọi một sự phản ứng mạnh mẽ;
    (3) Các tội phạm về môi trường là vấn đề cần được tập trung đối phó bởi tất cả các quốc gia thành viên. Chính vì vậy, các nước thành viên cần phải đồng thuận tiến hành những hành động bảo vệ môi trường thông qua pháp luật hình sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...