Tiểu Luận Nhìn lại việc thực hiện cơ chế ‘một cửa tại bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​ Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là về thủ tục hành chính, nhằm giảm thiểu thủ tục hồ sơ, giấy tờ và những bước công việc không cần thiết, không phù hợp, tạo thuận tiện, nhanh chóng cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), xét duyệt hồ sơ cấp sổ, thẻ, phiếu khám chữa bệnh, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và thanh toán chi phí khám chữa bệnh . là một trong những mục tiêu cơ bản, chủ yếu và xuyên suốt trong chương trình cải cách hành chính của hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay. Theo đó, trong suốt năm qua, nhiều nhiệm vụ cụ thể, thiết thực đã được lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo thực hiện khẩn trương và quyết liệt. Nổi bật trong số các nhiệm vụ đó là việc tổ chức triển khai thí điểm mô hình thực hiện cơ chế 'một cửa' ở một số địa phương. BHXH Hà tĩnh là một trong những số đó. Để thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 của Thủ tướng chính phủ, Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyết định số 645/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam về việc thực hiện cơ chế một cửa, Trong những năm qua, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện và đạt được những chuyển biến nhất định trong công tác quản lý, đảm bảo quyền lợi chế độ cho người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng của ngành thì vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong các khâu nghiệp vụ của ngành và thực hiện mô hình “một cửa” khi giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia và hưởng BHXH, BHYT. Thông qua hoạt động thực tiễn và tiếp thu những kết quả nghiên cứu đổi mới các quy định quản lý nghiệp vụ của ngành; căn cứ vào các điều kiện thuận lợi do BHXH Việt Nam hỗ trợ về cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin và trình độ cán bộ, công chức, viên chức cùng với sự quyết tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Đảng uỷ, chính quyền ., BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng Đề án thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm phục vụ người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT một cách thuận lợi, chính xác và kịp thời nhất. Ngày 16 tháng 11 năm 2006 Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam đã ra Quyết định số 3364/QĐ - BHXH về việc phê duyệt Đề án thí Điểm thực hiện cơ chế "một cửa", BHXH Tỉnh Hà Tĩnh Được giao nhiệm vụ tiên phong trong toàn ngành thực hiện cải cách hành chính theo qui trình "một cửa". Từ mô hình thí điểm tại BHXH Hà Tĩnh, BHXH Việt Nam quyết định nhân rộng ra BHXH các tỉnh, thành phố Hải phòng, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Lạng Sơn, Vĩnh Long, An Giang, Hải Dương và Đà Nẵng Mục tiêu nhằm tạo ra bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính, với những chuyển biến căn bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết chế độ BHXH, BHYT. Việc tổng kết đánh giá, ghi nhận những những mặt tiến bộ tích cực, những kết quả làm được, xem xét những hạn chế, rút kinh nghiệm từ mô hình thí điểm tại BHXH Hà Tĩnh có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc mở rộng cơ chế “một cửa” ở BHXH các địa phương còn lại được tốt hơn. Chính vì thế em đã lựa chọn làm đề tài “ Nhìn lại việc thực hiện cơ chế ‘một cửa” tại BHXH Hà Tĩnh”, với kết cấu gồm 2 phần chính:
    Phần 1. Khái quát chung về cơ chế “ một cửa”
    Phần 2. Việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại BHXH Hà Tĩnh. Sau đây là nội dung chi tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...