Tiểu Luận Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam (1995)

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hiện nay, trong các giới nghiên cứu ở nước ta, vấn đề “số phận” của chủ nghĩa Mác-Lênin đang được đặt ra với những mức độ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp. Đây không phải là do ý muốn chủ quan của một ai và cũng không tùy thuộc vào thái độ chủ quan của một ai cả. Bản thân cuộc sống đang đặt ra vấn đề này, dù muốn lảng tránh cũng không được. Tất nhiên, đây là vấn đề rất khó bàn luận, vì đụng tới một học thuyết được đảng cộng sản, với tư cách đảng cầm quyền, coi là “hệ tư tưởng chính thống”. Nhưng bằng cách này hay cách khác, người ta vẫn cứ phải đụng tới. Và ngay cả những người đang đề xướng phải “kiên quyết bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin” cũng đang đụng tới trước hết: bảo vệ cái gì, đối với ai, và tại sao phải phát triển, phát triển như thế nào [1]


    Ở đây hơn bất cứ một lĩnh vực nào khác, cần lắng nghe nhau, tôn trọng lẫn nhau để có thể “đãi cát lấy vàng”. Mọi thiên kiến, mọi thành kiến đều không dẫn tới những kết quả mong muốn. Với tinh thần đó, xin trình bày một số suy nghĩ của tôi về vấn đề này:

    Bối cảnh lịch sử và xã hội của sự du nhập chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam.


    Ai du nhập và du nhập như thế nào?

    Du nhập những nội dung gì?

    Những hệ quả của sự du nhập này đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam cho đến nay

    Cuối cùng có thể rút ra nhận xét gì về vị trí của chủ nghĩa Mác-Lênin trong sự phát triển của đất nước từ nay về sau.

    Nhưng trước khi đi vào nội dung nói trên, xin có mấy lời về phương pháp.


    Khi nghiên cứu và bàn luận vấn đề này, dễ vấp phải một loạt khó khăn không dễ vượt qua. Chủ nghĩa Mác-Lênin, khái niệm ấy cần được hiểu như thế nào đây? Nội hàm của nó là những gì? Cho đến nay vẫn chưa ai minh định được, và như chúng ta biết từ chính kinh nghiệm bản thân, chủ nghĩa Mác-Lênin có rất nhiều cách lý giải khác nhau. Trước đây và cả hiện nay, những người tự xưng là mácxít, lêninít lại có những cách lý giải khác nhau, thậm chí trái ngược nhau đến mức coi nhau là thù địch (những tranh chấp về lý luận giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm 60 và 70 là một ví dụ quá rõ). Đánh nhau, bỏ tù nhau là những hiện tượng không phải là cá biệt trong cuộc sống “đấu tranh tư tưởng” nhân danh “bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...