Luận Văn Nhiên cứu một số bài tập phát triển sức mạnh trong môn nhảy cao cho nam học sinh lớp 11 trường THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Điền Kinh là môn thể thao có lịch sử phát triển lâu đời, trong những năm 776 trước công nguyên môn Điền kinh phát triển mạnh nhất ở Hy Lạp. Và từ năm 1897 việc khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của Thế vận hội Olympic đã đánh dấu bước ngoặc cho sự phát triển môn Điền kinh. Từ đó môn Điền Kinh trở thành nội dung chủ yếu của chương trình thế vận hội.
    Ở nuớc ta trong suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước các hoạt động đi, chạy, nhảy, ném luôn là phương tiện rèn luyện thể lực để phục vụ cho sản xuất và chiến đấu chống ngoại xâm. Ngày nay, cùng với hội nhập về Kinh tế thì Việt Nam đã tham gia trở lại các kỳ SEAGAMES, ASIAD và đã đạt được một số thành công nhất định, trong đó môn Điền kinh đóng vai trò rất lớn cho sự thành công này. Điền kinh ở nước ta có quá trình phát triển lâu đời, nó được nhân dân ta tập luyện để tăng cường sức khỏe, tham gia lao động sản xuất và chống ngoại xâm. Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục sức khỏe cho nhân dân, thực hiện theo lời chỉ dạy của Bác Hồ “Dân cường thì nước thịnh”. Với phương châm “Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, chính vì thế môn Điền kinh trở thành nội dung chính trong các trường phổ thông vvề giáo dục thể chất và nâng cao tinh thần cho học sinh và là tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các tầng lớp nhân dân, từ đó phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường THPT hiện nay với nội dung chính là môn Điền kinh.
    Nhảy cao là một trong những phân môn của môn Điền Kinh, nó rất đặt thù và được phát triển từ lâu với nhiều kỹ thuật nhảy khác nhau như: “Bước qua, cắt kéo, nằm nghiêng, úp bụng, lưng qua xà”. Chúng ta biết rằng thành tích nhảy cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ chạy đà, giậm nhảy đặc biệt là phụ thuộc vào kĩ thuật và thể lực. Do đó, để giúp người tập nâng cao thành tích thì không những nắm vững kĩ thuật tốt mà còn phải phát triển thể lực cho người tập. Trong môn Nhảy cao ngoài việc phát triển các tố chất thể lực chung, thì còn phải phát triển các tố chất thể lực chuyên môn, mà đặc biệt là các tố chất thể lực cho môn nhảy cao.
    Qua thực tế quan sát các buổi học của học sinh lớp 11 trường THPT DĨ AN-BÌNH DƯƠNG chúng tôi nhận thấy thành tích Nhảy cao còn khá thấp. Nguyên nhân do nhiều yếu tố gây nên, trong đó yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao thành tích là sức mạnh trong giậm nhảy lại chưa quan tâm đặt biệt. Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:”Nhiên cứu một số bài tập phát triển sức mạnh trong môn nhảy cao cho nam học sinh lớp 11 trường THPT DĨ AN – BÌNH DƯƠNG”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...