Tài liệu Nhiễm độc

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHIỄM ĐỘC

    Mục tiêu học tập:
    1. Trình bày được khái niệm chất độc và nhiễm chất độc
    2. Trình bày được một cách tổng quát cơ chế gây độc và các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc
    3. Trình bày được hội chứng chung khi bị nhiễm độc và đề xuất được thuốc giải độc đối với một số chất độc thông thường

    I. KHÁI NIỆM
    Chất độc được xem như là một chất khi nhiễm một lượng nào đó sẽ gây đau hoặc chết. Theo bác sĩ Paracelsus, thế kỷ 16: “ mọi chất đều độc, không có gì là không độc”.
    Cho dù một lượng các chất đã được biết là độc: cyanua, arsen, chì, DDT (Dicloro Diphenyl- Tricloroethan), nếu qua đường tiêu hoá hay bị nhiễm từ môi trường sẽ bị giữ lại trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu liều lượng các chất này là nhỏ sẽ không đủ gây độc ngay.
    Ngược lại, những chất không có tính độc hại như nước cất, cho dù có uống đầy đủ cũng vẫn làm mất cân bằng điện giải. Nếu không được bổ sung bằng các nguồn cung cấp khác, cũng có thể làm chết người. Các thuốc được dùng để điều trị bệnh, nhưng nếu uống quá liều cũng là chất độc.
    Mức độ độc của các chất khác nhau (xem bảng 16.1).
    Bảng 16.1: Phân loại mức độ độc



    Stt
    Mức độc
    Liều gây chết người
    Tính trên 1 kg thân trọng
    Tính trên một người nặng 70kg
    1
    Siêu độc
    < 5 mg
    < 7 giọt
    2
    Cực độc
    5-50 mg
    7 giọt -1 thìa cà phê đầy
    3
    Rất độc
    50-500 mg
    1 thìa cà phê đầy -1 ounce (gần 28g)
    4
    Độc vừa
    0,05-5 g
    1 ounce - 1 pound (0,454 kg)
    5
    Hơi độc
    5-15 g
    1 pound - 1 quart (1,14 lít)
    6
    Không độc
    >15 g
    > 1 quart
    Trong nhiễm độc cần phân biệt: nhiễm độc cấp và mãn:
    - Nhiễm độc cấp khi biểu hiện ra từ vài giây đến vài ngày.
    - Nhiễm độc mãn khi biểu hiện ra từ tuần, năm, hay mười năm.
    Độc tính của một chất thường được đánh giá qua chỉ tiêu LD50, là lượng chất sẽ gây chết một nửa quần thể thí nghiệm. LD50 của các chất là khác nhau (xem bảng 16.2).
    Bảng 16.2: Liều độc LD 50 của một số chất
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...