Tiểu Luận Nhập siêu của Việt Nam , sức ép và giải pháp kiềm chế

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhập siêu của Việt Nam , sức ép và giải pháp kiềm chế
    A. CƠ SƠ LÝ THUYẾT· Nhập siêu: tình trạng kim ngạch nhập khẩu lớn hơn kim ngạch xuất khẩu trong cán cân thương mại của một nước (hay khối lượng hàng hóa nhập khẩu vào trong nước nhiều hơn khối lượng hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài). Trong đó, “kim ngạch xuất – nhập khẩu” chính là tổng số tiền thu được trong quá trình xuất khẩu và nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, năm ).
    · Nhập siêu là tình trạng một quốc gia có giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. Được tính bởi công thức:
    ∆ = X - N
    - X : Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
    - N : Tổng km ngạch nhập khẩu hàng hóa.
    è ∆ > 0 : xuất siêu
    ∆ < 0 : nhập siêu
    ∆ = 0 : thăng bằng
    Ø Các định nghĩa liên quan:
    - Nhập khẩu: là những hàng hóa, dịch vụ sản xuất ở nước ngoài và được bán ở trong nước. Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi, nếu chỉ xét tới một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn, v.v .)
    - Xuất khẩu: là những hàng hóa dịch vụ sản xuất ở trong nước và được bán ra nước ngoài. Đơn vị tính khi thống kê về xuất khẩu như đơn vị tính của nhập khẩu
    - Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
    Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại


    B. LIÊN HỆ TÌNH HÌNH VIỆT NAMI. Tình hình nhập siêu của Việt Nam:1. Giai đọan 1995 – 2008
    Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009
    HÌNH 1: Cán cân thương mại của Việt Nam theo các khu vực kinh tế, 1995 – 2008 (triệu USD)
    Kể từ năm 1995 trở lại đây, Việt Nam tiến hành mở cửa, hội nhập là để tìm thị trường tiêu thụ, nhưng gần như càng mở cửa, hội nhập thì càng nhập siêu. Đặc biệt nhập siêu lại bùng lên khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, các mặt hàng chính như giấy, clinker, sắt thép, phân bón, và gỗ (> 80% tổng giá trị nhập khẩu các mặt hàng này), hàng may mặc (> 70%), và máy móc thiết bị (khoảng 40%). Nhưng lại xuất siêu sang Mỹ và châu Âu (hình 1). Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên – nhiên vật liệu), khoảng trên dưới 90% tổng giá trị nhập khẩu, trong khi xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô, sản phẩm nông nghiệp, và hàng dệt may.
    Nhập siêu hàng tư liệu sản xuất từ các nước trong khu vực ASEAN và Trung Quốc không phải là một lựa chọn tồi của các doanh nghiệp Việt Nam. Với các hàng hoá nguyên vật liệu, do tính chuẩn hoá của chúng, nhập khẩu từ các nước trong khu vực giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển. Với các mặt hàng máy móc thiết bị, do trình độ tay nghề của nhân công Việt Nam còn kém, cộng với yêu cầu về chất lượng sản phẩm của thị trường trong nước chưa cao, việc lựa chọn các công nghệ lạc hậu hơn, thậm chí đã sử dụng, với chi phí thấp hơn rất nhiều so với công nghệ tiên tiến ở các nước Âu – Mỹ, sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra được sản phẩm với giá thành thấp. Đây rõ ràng là một lợi thế địa lý của Việt Nam so với các nước khác, như ở châu Phi hoặc Đông Âu, vốn nằm cách xa các nước công nghiệp mới thuộc ASEAN và Đông Á. Với giá thành thấp, hàng hoá chế biến của Việt Nam có thể xuất khẩu và cạnh tranh được với hàng hoá sản xuất trên khắp các châu lục, ở thị trường các nước phát triển như châu Âu và Mỹ. Hình 1 cho thấy xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ và châu Âu đã tăng liên tục trong những năm gần đây.
    Nhập siêu hàng tư liệu sản xuất với giá thành thấp từ các nước trong khu vực là một yếu tố quan trọng giúp Việt Nam thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài (FDI). Một mặt, khu vực FDI có thể nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng với giá cả phải chăng từ trong khu vực. Mặt khác, nhờ hàng tư liệu sản xuất có giá thành rẻ, các doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp được cho các doanh nghiệp FDI các chi phí đầu vào như điện, ximăng, sắt thép, các mặt hàng tiêu dùng . với mức giá thấp hơn so với các nơi khác trên thế giới. Hình 2 cho thấy mối tương quan giữa FDI (đăng ký và thực hiện) vào Việt Nam cùng với nhập siêu từ riêng Trung Quốc, Trung Quốc và ASEAN.

    1. Các biện pháp ngắn hạn· Áp dụng cơ chế tỷ giá linh động. Bởi vì trong cơ chế tỷ giá thả nổi, một mặt tỷ giá phụ thuộc vào cán cân thương mại trước đó và các dòng ngoại tệ khác như vốn đầu tư nước ngoài, kiều hối, các khoản đầu tư, Mặt khác, bản thân tỷ giá lại là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại trong tương lai trở về trạng thái cân bằng trong mối quan hệ tổng thể với các dòng vốn khác. Để thấy rõ hiệu quả của cơ chế tỷ giá, hãy lấy Thái Lan làm ví dụ (hình 4). Đầu năm 2005, nền kinh tế Thái Lan nhập siêu lớn. Nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi nên đồng baht tự động bị mất giá, giúp cho nhập siêu giảm. Nhìn trên đồ thị ta có thể thấy gần như bất cứ khi nào xu hướng nhập siêu tăng thì đồng baht sẽ có xu hướng mất giá và ngược lại. Xét trong một giai đoạn dài, chẳng hạn năm 2006 – 2007, khi Thái Lan có xu hướng xuất siêu lớn, giá trị đồng baht đã tăng rất nhanh. Ngược lại năm 2008, khi nền kinh tế Thái Lan có xu hướng nhập siêu, đồng baht mất giá trở lại. Chính nhờ cơ chế tỷ giá thả nổi như vậy nên cán cân thương mại hàng tháng của Thái Lan luôn dao động trong trạng thái khá cân bằng trong biên độ +/– 2 tỉ USD.
    HÌNH 4: Biến động tỷ giá và cán cân thương mại của Thái Lan, T1.2005 - T12.2009
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...