Tiểu Luận Nhập khẩu song song và vấn đề nhập khẩu song song thuốc ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHẬP KHẨU SONG SONG VÀ
    VẤN ĐỀ NHẬP KHẨU SONG SONG THUỐC Ở VIỆT NAM
    I. Một số vấn đề lý luận
    1. Khái niệm nhập khẩu song song
    Ø Hiểu theo nghĩa chung nhất
    Nhập khẩu song song là việc nhập khẩu những hàng hóa chính hiệu đã được chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc một chủ thể khác với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền (chủ thể này có thể là người được cấp li xăng, người được phân phối hoặc công ty con, chi nhánh ) đưa ra thị trường nước ngoài. Việc kinh doanh này diễn ra song song với các kênh phân phối được uỷ quyền.
    Ø Góc độ thương mại
    Nhập khẩu song song tức là nhập khẩu hàng hóa ngoài các kênh phân phối đã được thỏa thuận bằng hợp đồng bởi nhà sản xuất.
    (Theo http://www.wipo.int/sme )
    Vì nhà sản xuất/chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ không có mối liên hệ hợp đồng với nhà nhập khẩu song song, nên hàng hóa nhập khẩu đôi khi được gọi là “gray market goods”, trên thực tế có thể gây nhầm lẫn rằng những sản phẩm này là sản phẩm gốc, chỉ có các kênh phân phối không bị kiểm soát bởi nhà sản xuất/chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
    Ø Góc độ pháp lý
    ü Theo WTO:
    “When a product made legally (i.e. not pirated) abroad is imported without the permission of the intellectual property right-holder (e.g. the trademark or patent owner). Some countries allow this, others do not.”
    ( Khi một sản phẩm được tạo ra một cách hợp pháp (tức là không vi phạm bản quyền) ở nước ngoài được nhập khẩu mà không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ như chủ sở hữu quyền đối với nhãn hiệu, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế). Một số quốc gia cho phép điều này, một số khác thì không.)
    (http://www.wto.org/english/thewto_e/glossary_e/parallel_imports_e.htm)
    ü Theo WIPO:
    “Parallel imports (PI), also called gray-market imports, are goods produced genuinely under protection of a trademark, patent, or copyright, placed into circulation in one market, and then imported into a second market without the authorization of the local owner of the intellectual property right. This owner is typically a licensed local dealer.”
    (Nhập khẩu song song (Parallel Import - PI), còn gọi là thị trường ‘nhập khẩu xám’ (gray market import), là hiện tượng những hàng hoá được sản xuất dưới sự bảo hộ đầy đủ của các luật thương hiệu, bằng sáng chế, hoặc bản quyền, chúng được đưa vào lưu thông trong một thị trường, và sau đó được nhập khẩu vào một thị trường thứ hai mà không được phép của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ trong địa bàn đó. Các chủ sở hữu này thường là một đại lý địa phương được các nhà sản xuất cấp phép phân phối cho sản phẩm của mình.)
    (http://www.wipo.int/about-ip/zh/links/www.wipo.int-about-ip-en-studies-pdf-ssa_maskus_pi.pdf)
    Ø Tóm lại, nhập khẩu song song là việc một chủ thể (không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ) tiến hành nhập khẩu hàng hóa (hợp pháp, chính hãng, đã đăng ký bảo hộ) sau khi hàng hóa này được tung ra thị trường từ những kênh phân phối chính thức.

    I. Nhập khẩu song song thuốc ở Việt Nam
    1. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu song song thuốc
    a. Khái niệm
    Nhập khẩu song song thuốc là việc nhập khẩu những loại thuốc thành phẩm có cùng tên biệt dược, có cùng hoạt chất, cùng hàm lượng, cùng dạng bào chế với thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam khi các công ty dược phẩm nước ngoài định giá thuốc ở nước này thấp hơn ở nước kia.
    (Theo Quy định về nhập khẩu song song thuốc phòng và chữa bệnh cho người, ban hành kèm theo Quyết định số 1906/2004/QĐ-BYT ngày 28 tháng 05 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
    b. Vai trò của nhập khẩu song song thuốc
    Thứ nhất, đứng trên quan điểm của nhà quản lý dược phẩm, nhập khẩu song song nhằm đáp ứng đủ và kịp thời thuốc cho nhu cầu điều trị. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Do vị trí địa lý và của sự biến đổi của thế giới, Việt Nam luôn phải chịu ảnh hưởng của diễn biến của thế giới, số lượng bệnh tật, nạn dịch đang trở nên hết sức phức tạp và khó lường. Việc cung cấp đủ và duy trì đúng về số lượng cũng như chất lượng các loại thuốc đã cứu sống được rất nhiều người trước nạn dịch, thiên tai
    Thứ hai, đứng trên quan điểm của chính phủ, nhập khẩu song song nhằm bình ổn giá cả.Với việc cung cấp đủ số lượng thuốc dẫn đến tình trạng khan hiếm thuốc được giảm đi đáng kể, qua đó giá thuốc nói riêng được ổn định, khiến cho giá các nguyên vật liệu sản xuất thuốc và các mặt hang khác liên quan cũng ổn định. Giải pháp này cũng có thể sử dụng trong việc điều tiết chính sách vĩ mô.
    Thứ ba, đứng trên quan điểm người tiêu dùng, nhập khẩu song song giảm tình trạng độc quyền, nâng cao tính cạnh tranh, có lợi cho người tiêu dùng.
    Thứ tư, đứng trên quan điểm của doanh nghiệp, cho phép nhập khẩu song song giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng cơ hội đầu tư, buôn bán giữa các nước với nhau, làm tăng lợi nhuận.
    2. Các hình thức nhập khẩu song song thuốc vào Việt Nam hiện nay
    Hiện nay, các doanh nghiệp nhập khẩu song song thuốc vào Việt Nam dưới các hình thức như sau:
    Ø Nhập khẩu thuốc có cùng tên biệt dược với thuốc đã có số đăng ký tại Việt Nam nhưng được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác nhau của cùng một công ty, một tập đoàn sản xuất dược phẩm. Thuốc này được cung ứng bởi chính nhà sản xuất hoặc một nhà cung cấp khác.
    Ví dụ: Nếu hai nhà sản xuất A và B của cùng một công ty, tập đoàn dược phẩm, cùng sản xuất sản phẩm S. Sản phẩm S của nhà sản xuất A đã được cấp số đăng ký tại Việt Nam và đang được bán ở thị trường Việt Nam với mức giá G1. Sản phẩm S của nhà sản xuất B chưa có số đăng ký tại Việt Nam và đang được bán ở nước ngoài với mức giá G2. Nếu mức giá G2 thấp hơn mức giá G1, một nhà nhập khẩu Việt Nam có thể mua sản phẩm S tại nước ngoài và bán tại Việt Nam với điều kiện mức giá G3 luôn thấp hơn mức giá G1 (G3<G1).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...