Tiểu Luận Nhận xét về pháp luật tư sản, C.Mác viết: Pháp luật của các ông chẳng qua cũng chỉ là ý chí của gia

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Câu hỏi: Nhận xét về pháp luật tư sản. C.Mác viết: “ pháp luật của các ông chẳng qua cũng chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, mà nội dung ý chí đó là do điều kiện sinh hoạt vật chất của gia cấp các ông quyết định”. Anh (chị) hãy phân tích và liên hệ với thực tiễn pháp luật Việt Nam để làm sáng tỏ nhận định trên.

    Bài làm:

    Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của pháp luật của giai cấp thống trị và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của Nhà nước.
    Như vậy pháp luật là hiện tượng xã hội luôn gắn liền với Nhà nước. Nguyên nhân ra đời của Nhà nước và pháp luật hoàn toàn giống nhau, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi cơ cấu tổ chức xã hội của xã hội Cộng sản nguyên thủy. Sau ba lần phân công lao động xã hội, chế độ tư hữu xuất hiện đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp và sự đấu tranh giai cấp đòi hỏi phải có một tổ chức quyền lực mới, ngõ hầu có thể dập tắt được các cuộc xung đột giai cấp, tổ chức quyền lực đó là nhà nước.
    Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Trong xã hội Cộng sản nguyên thủy chưa có pháp luật nhưng để giữ gìn sự ổn định và trật tự đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển trong xã hội đã xuất hiện những quy tắc ứng xử chung. Đây chính là những quy phạm xã hội bao gồm tập quán, các tín điều tôn giáo. Trong xã hội chưa có tư hữu và giai cấp thì những quy phạm xã hội này rất phù hợp để điêu chỉnh các mối quan hệ xã hội lúc đó, bởi vì chúng phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế xã hội của chế độ Cộng sản nguyên thủy. Các quy phạm xã hội đó có đặc điểm:
    - Thể hiện ý chí phù hợp với lợi ích của toàn thể cộng đồng;
    - Điều chỉnh cách xử sự của con người với con người trên tinh thần hợp tác và giúp đỡ;
    - Được thực hiện một cách tự nguyện, tuy có sự cưỡng chế nhưng sự cưỡng chế đó không phải do một bộ máy đặc biệt của xã hội mà do toàn thị tộc tổ chức ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...