Tiểu Luận Nhận xét về nhóm tội Thập ác.

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHẦN MỞ ĐẦU
    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    1,Định nghĩa pháp lí về nhóm tội thập ác .
    2. Nguồn gốc nhóm tội thập ác.
    3. Nhận xét về đặc điểm, tính chất của nhóm tội thập ác .
    4. Nhận xét về mục đích.
    5. Thập ác tội thể hiện quan điểm đức trị và pháp trị.
    III. KẾT LUẬN







    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
    1. Định nghĩa cơ sở pháp lý về nhóm tội thập ác.
    Tội thập ác là những tội xâm hại đến vương quyền của nhà vua, đến trật tự xã hội của Nho giáo. Bởi vậy, dưới cái nhìn của nhà làm luật phong kiến, thập ác là những trọng tội nguy hiểm nhất, và luôn đi kèm với đó là những hình phạt nghiêm khắc và tàn bạo nhất: " Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại nghịch thì xử tội chém bêu đầu, kẻ tòng phạm và thân đảng biết việc ấy đều phải tội chém, vợ con điền sản đều bị tịch thu làm của công . " [ Điều 411 Quốc triều hình luật ]. Do đặc điểm này mà pháp luật phong kiến quy định các tội thập ác không được hưởng nghị giảm theo chế độ bát nghị, không được chuộc tội bằng tiền, không được hưởng chế độ đặc xá, đại xá

    Nhóm tội thập ác bao gồm: 1) Mưu phản: làm hại đến xã tắc; 2) Mưu nghịch: phá hoại tôn miếu, sơn lăng, cung thất; 3) Mưu loạn: phản nước theo giặc; 4) Ác nghịch: đánh và mưu giết ông bà, cha mẹ, chú bác, cô thím, anh chị em, ông bà ngoại, ông bà, cha mẹ chồng; 5) Bất đạo: giết người vô tội; giết người chặt thây ra từng mảnh, bỏ thuốc độc, bùa mê; 6) Đại bất kính: ăn trộm đồ thờ trong lăng miếu, đồ vua thường dùng, làm giả ấn của vua, chế thuốc để vua dùng không theo đúng cách thức, dâng vua những món ăn cấm, không bảo quản và giữ gìn thuyền của vua dùng, chỉ trích vua, không đối xử lễ độ đối với sứ giả của vua; 7) Bất hiếu: tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời dạy bảo, nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường. Nghe thấy tin ông bà, cha mẹ mất mà giấu không để tang, nói dối là ông bà, cha mẹ chưa mất; 8) Bất mục: giết hay đem bán những người thân thuộc gần; 9) Bất nghĩa: giết quan bản phủ và các quan đương tại nhiệm, giết thầy học, nghe tin chồng mất mà không để tang, vui chơi ăn mặc như thường; 10) Nội loạn: gian dâm với người trong họ, nàng hầu của ông cha.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...