Báo Cáo Nhận xét về dự án đê biển vũng tàu

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN DẪN NHẬP
    Dự án đê biển Vũng Tàu – Gò Công (VT-GC)
    được biết đến một cách rộng rãi sau buổi hội
    thảo tại Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
    (VKHTL) vào ngày 9 tháng 10 năm 2010 [1]
    và hội nghị báo cáo tại trụ sở Ủy ban Nhân
    dân Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) (Sài
    Gòn) vào ngày 2 tháng 12 năm 2010 [2].
    Mặc dù được phổ biến rộng rãi, nhưng cho
    đến nay, dự án để biển VT-GC chỉ là một “ý
    tưởng” của Tổng cục Thủy lợi Việt Nam
    (TCTL) nhằm mục đích “chống lũ lụt và ngập
    úng cho toàn vùng TP. Hồ Chí Minh trước mắt
    và lâu dài, tăng cường khả năng thoát lũ,
    chống ngập úng, chống xâm nhập mặn cho
    2
    TP. Hồ Chí Minh và vùng ĐTM [Đồng Tháp
    Mười] trong điều kiện biến đổi khí hậu và
    nước biển dâng; phòng chống thiên tai và
    các tác động từ biển cho toàn bộ khu vực TP.
    Hồ Chí Minh và vùng ĐTM ” Ý tưởng nầy
    được đăng tải trên website của TCTL
    (www.wrd.gov.vn) để “ mong nhận được các
    ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, độc giả
    trong và ngoài nước.” [3] Ý tưởng nầy mau
    mắn được Tiến Sĩ (TS) Tô Văn Trường,
    nguyên Viện trưởng Phân viện Quy hoạch
    Thủy lợi miền Nam và cũng là người đề nghị
    “đóng kín” tất cả các cửa sông Cửu Long để
    ngăn chận sự xâm nhập của nước mặn ở
    đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) [4], hết
    lời ca ngợi là “ có tính tổng hợp cao, đa
    mục tiêu” và “ sẽ được xã hội và lịch sử ghi
    nhận, cảm thông, chia sẻ, thậm chí ca ngợi
    đó là nhân cách lớn của người lãnh đạo.” [5]
    Bài viết nầy thu thập và trình bày thêm một
    số chi tiết về ý tưởng của TCTL với mục đích
    tìm hiểu xem dự án đê biển VT-GC có thực
    sự mang lại những lợi ích được mô tả. Một
    trong những lợi ích quan trọng nhất là giải
    quyết vấn đề lũ lụt và ngập úng hiện nay
    trong toàn vùng TPHCM, mà theo TS Trường,
    dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng
    khu vực thành phố Hồ Chí Minh với kinh phí
    ban đầu 11.500 tỉ đồng (khoảng 600 triệu
    USD), được Thủ tướng phê duyệt qua Quyết
    định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008,
    dường như đã thất bại mặc dù kinh phí tăng
    lên đến 30.000 tỉ đồng (khoảng 1,5 tỉ USD)
    [5].
    Hội thảo đê biển VT-GC tại Viện Khoa học Thủy lợi
    (Ảnh: www.wrd.gov.vn)
    DỰ ÁN ĐÊ BIỂN VT-GC
    Dự án đê biển VT-GC bao gồm việc xây cất
    một tuyến đê, một cống kiểm soát triều và
    thoát lũ, và một số âu thuyền (locks) dành
    cho thủy vận với chi phí được ước tính lên
    đến 30.000 tỉ đồng (khoảng 1,5 tỉ USD). Đê
    có chiều dài 32 km, mặt đê rộng 50 m với
    chiều sâu nước trung bình là 6 m (nơi sâu
    nhất là 12 m) từ Vũng Tàu đến Tân Thành,
    Gò Công, đóng kín các cửa sông Thị *** và
    Soài Rạp đổ vào vịnh Gành Rái và Đồng
    Tranh. Sau khi hoàn thành, đê sẽ tạo một
    hồ chứa với diện tích mặt nước 56.000 ha,
    chưa kể diện tích bán ngập, với dung tích hồ
    chứa khoảng 3,3 tỉ m3 chưa kể khối lượng
    nước ở trong các sông khoảng gần 2 tỉ m3.
    Chi tiết kỹ thuật của cống kiểm soát triều và
    thoát lũ và các âu thuyền không được công
    bố.
    Lợi ích của dự án
    Theo TCTL [3], dự án đê biển VT-GC sẽ
    mang lại những lợi ích như sau:
    “a. Chống lũ, chống ngập lụt và các thiên tai
    từ biển: Thông qua cống kiểm soát triều ở
    đê, ta có thể khống chế mực nước trong hồ
    theo yêu cầu; với diện tích mặt nước 56.000
    ha và dung tích hồ chứa 3,3 tỷ m3, ta có thể
    chứa lũ, chứa nước mưa khi triều lên, khi
    triều rút thì xả nước mưa và lũ, như vậy khả
    năng thoát lũ của các sông sẽ tăng lên tạo
    điều kiện thoát lũ vùng ĐTM và khu vực TP.
    HCM, theo kết quả tính toán sơ bộ tổng
    lượng nước được tiêu sẽ tăng lên xấp xỉ 2 lần
    trong cùng một đơn vị thời gian. Do đó mực
    nước trên sông sẽ được hạ thấp, tạo điều
    kiện tăng khả năng thoát nước mưa từ hệ
    thống cống rãnh trong thành phố. Con đê lớn
    và bền vững có thể ngăn chặn tất cả các loại
    thiên tai từ biển như bão, sóng thần, nơi
    tránh trú bão cho các loại tầu thuyền ở khu
    vực.
    b. Kiểm soát mặn: Đỉnh triều cao là nguyên
    nhân chính gây nên tình trạng xâm nhập
    mặn, do chủ động kiểm soát được mực nước
    trong hồ, nên tình trạng xâm nhập mặn sẽ
    không sâu vào đất liền và có thể khống chế
    theo mong muốn.
    c. Tạo ra trục giao thông thuận lợi kết nối
    các vùng: Hiện nay từ các Tỉnh miền Tây đi
    Vũng Tàu phải lên TP.HCM và từ TP Hồ Chí
    Minh đi Vũng Tàu dài 116 km đường bộ. Khi
    3
    trục đê biển hình thành, từ thị xã Tiền Giang
    đi đến Vũng Tàu chỉ còn 70 km. Đặc biệt khi
    tuyến đê biển kết hợp với đường giao thông
    ven biển được thi công xong sẽ tạo sự kết nối
    rất thuận lợi dọc theo đường biển từ Phan
    Rang – Phan Thiết – Vũng Tàu – các tỉnh
    miền Tây Nam bộ. Tạo quỹ đất rộng rãi dọc
    hai bên đê để xây dựng cảng biển cho Vũng
    Tàu, Tiền Giang và các tỉnh trong vùng.
    d. Tạo quỹ đất để phát triển: Với diện tích
    56.000 ha mặt nước mới được tạo ra và còn
    khoảng 5.000 ha vùng trũng thấp bán ngập
    ven hồ, ven sông chưa được sử dụng, chúng
    ta sẽ dành một phần đất để phát triển các
    khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ và các khu
    đô thị thuộc thành phố Vũng Tàu, Tp. HCM,
    Tiền Giang và Long An. Riêng TP. HCM diện
    tích vùng trũng thấp khoảng gần 100.000ha
    chưa được khai thác, hoặc khai thác chưa
    hiệu quả sẽ trở thành vùng đất màu mỡ hoặc
    phát triển đô thị, mở rộng thành phố ra phía
    biển một cách rất an toàn.
    Bà Rịa – Vũng Tàu có một vị trí thuận lợi cho
    việc phát triển du lịch, được đánh giá là một
    trong những điểm du lịch trọng tâm của đất
    nước. Sau khi xây dựng xong đê, có thể tiến
    hành xây dựng khu đô thị an toàn giữa hồ
    chứa sẽ tạo khu du lịch độc đáo và hấp dẫn,
    vừa có cảnh quan độc đáo vừa có môi trường
    sinh thái tự nhiên đặc biệt.
    e. Sử dụng năng lượng thuỷ triều, điện gió:
    Hiện nay trên thế giới đang khuyến khích sử
    dụng năng lượng sạch, dự án sẽ sử dụng
    dung tích của hồ để khai thác năng lượng
    thuỷ triều phục vụ phát triển kinh tế xã hội
    trong vùng. Theo tính toán sơ bộ nếu đầu tư
    xây dựng trạm thủy điện sử dụng năng lượng
    thủy triều có thể đem lại: Công suất lắp máy
    khoảng 300.000 Kw, điện lượng 2,0x109 Kwh
    đã trừ 3 tháng mùa lũ không điều hành phát
    điện. Ngoài ra dọc theo tuyến đê có thể bố trí
    một số quạt gió để phát điện.
    f. Là nơi dự trữ nguồn nước ngọt trong tương
    lai: Về lâu dài trong điều kiện BĐKH, những
    tác động từ phía thượng lưu gây nên cạn kiện
    về nguồn nước, không đủ nước ngọt cung
    cấp cho khu vực TP.HCM và vùng ĐTM khi đó
    ta có chuyển hồ thành hồ nước ngọt để phục
    vụ cho dân sinh kinh tế trong vùng, khi đó
    các hệ sinh thái nước lợ sẽ được chuyển dần
    sang sinh thái nước ngọt. Với khoảng gần 5
    tỷ m3 kể cả trong sông chúng ta có thể đảm
    bảo an ninh về nước trong bất kể sự diễn
    biến nào ở thượng lưu.
    g. Giảm vốn đầu tư xây dựng các cống lớn và
    hệ thống đê trong khu vực: Xây dựng đê biển
    và một sống ngăn triều chúng ta giảm được
    ít nhất 3 cống lớn sẽ phải xây dựng trong
    thời gian tới: Cống Vàm Cỏ khoảng 800 m đã
    nghiên cứu xây dựng tiền khả thi năm 2005;
    cống trên sông Lòng Tàu đáy sông sâu 30 m,
    rộng khoảng 300 m và Soài Rạp rộng khoảng
    3k m, sâu khoảng 20 m. Cống trên đê sẽ nhỏ
    hơn ba cống ở trên. Các cống trong dự án
    chống ngập úng ở TP. HCM sẽ được xem xét
    lại về sự cần thiết và quy mô trong thời gian
    tới. Hệ thống đê sông của Long An, hệ thống
    đê biển của TP.HCM và vùng Gò Công của
    Tiền Giang khoảng 300 km không cần xây
    dựng mới ở TP. HCM và nâng cấp.
    i. Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội trong
    vùng: Những vùng đất rộng lớn được khai
    thác cho phát triển nông nghiệp, du lịch, dịch
    vụ, các khu công nghiệp, khu đô thị, tạo sự
    kết nối và rút ngắn khoảng cách giao thông;
    toàn vùng sẽ an toàn trước thiên tai từ biển,
    từ lũ lụt, xâm nhập mặn là tiền đề cơ bản
    cho sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng.”
    Ảnh hưởng của dự án
    Theo ước tính của TCTL, dự án đê biển VT-GC
    sẽ có một số ảnh hưởng không đáng kể và
    chỉ cần quan tâm là có thể giải quyết được
    [3]. Các ảnh hưởng tai hại của dự án gồm
    có:
    “- Về môi trường: Với mục tiêu chính đã nêu
    ở trên do có cống điều tiết chỉ ngăn đỉnh
    triều để chống ngập triều, ngập lũ cho thành
    phố và tăng khả năng tiêu thoát lũ, hồ phía
    trong đê vẫn là hồ nước mặn nên không ảnh
    hưởng đáng kể đến hệ sinh thái khu vực bên
    trong đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển rừng
    Cần Giờ.
    - Giao thông thủy: Các tàu thuyền đi vào
    trong hồ và các sông đều phải đi qua âu
    thuyền, đây là khó khăn lớn nhất cần quan
    tâm giải quyết, tuy nhiên với công nghệ hiện
    nay ta có thể xây dựng nhiều âu thuyền hiện
    4
    đại không gây ách tắc giao thông thủy trong
    khu vực.
    - Ảnh hưởng đến luồng cá đi, trong thiết kế
    sẽ bố trí luồng cá đi.”
    NGUỒN GỐC CỦA Ý TƯỞNG
    Ý tưởng dự án đê biển VT-GC
    dường như phát xuất từ Giáo sư
    (GS) TS Đào Xuân Học, sau khi
    ông đại diện chánh phủ Việt Nam
    tham dự Hội nghị Bộ trưởng Á
    Châu lần Thứ tư về Giảm thiểu
    Nguy cơ của Thiên tai (4th Asian
    Ministerial Conference on Disaster
    Risk Reduction) được tổ chức ở
    Songdo, Incheon, Đại Hàn từ ngày
    25 đến 28 tháng 10 năm 2010.
    Ông hiện là Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) kiêm Tổng
    cục trưởng TCTL, chịu trách nhiệm tổng quát
    về chương trình phòng chống thiên tai ở Việt
    Nam. Ông cũng từng là Hiệu trưởng trường
    Đại học Thủy Lợi Hà Nội từ năm 2005 đến
    2008.
    Chuẩn bị đi thăm đê biển Saemangeum ở Incheon [6]
    Trong thời gian hội nghị, GS TS Học đã có
    một số cuộc tiếp xúc và làm việc bên lề theo
    lời mời và đề nghị của lãnh đạo một số cơ
    quan, tổ chức về quản lý thiên tai. Phái đoàn
    Việt Nam cũng được Giám đốc Cơ quan Cấp
    cứu Quốc gia Đại hàn (National Emergency
    Management Agency) mời riêng đi thăm
    viếng đê biển Saemangeum, cách thành phố
    Incheon khoảng 250 km về phía Nam [6].
    Đê biển Saemangeum là một công trình then
    chốt của Dự án Phát triển Saemangeum
    (Saemangeum Development Project) nhằm
    bảo vệ cho một vùng đất rộng 400 km2 khai
    khẩn (reclaimed) từ bãi bồi cạn (tidal flat)
    của hai cửa sông Mangyeung và Dongjin đổ
    vào Hoàng Hải (Yellow Sea). Đê dài 33,9
    km, mặt đê rộng 35 m, chân đê rộng trung
    bình 290 m (tối đa 535 m), chiều cao trung
    bình 36 m (tối đa 54 m). Đê có hai hệ thống
    xả lũ có khả năng thoát nước lên đến 16.000
    m3/sec. Hệ thống xả lũ Garyeok có 8 cổng
    và hệ thống xả lũ Shinsi có 10 cổng, mỗi
    cổng rộng 30 m cao 15 m được trang bị với
    hai cửa lên xuống ở hai đầu nặng 484 tấn.
    Công tác xây cất đê bắt đầu từ năm 1991
    nhưng mãi đến tháng 4 năm 2010 mới chánh
    thức hoàn tất với chi phí 2,6 tỉ USD [7,8].
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...