Luận Văn Nhận xét về chẩn đoán và kết quả điều trị u nang buồng trứng tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an trong 10

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề 1
    Chương 1: Tổng quan 3
    1.1. giải phẫu, chức năng sinh lý và mô học buồng trứng 3
    1.1.1. Giải phẫu buồng trứng 3
    1.1.2. Chức năng sinh lý của buồng trứng 5
    1.1.3. Mô học buồng trứng 6
    1.2. Đặc điểm và Phân loại KhốI u buồng trứng 8
    1.2.1. Đặc điểm 8
    1.2.2. Phân loại khối u buồng trứng 9
    1.3. Biến chứng của U nang buồng trứng 13
    1.3.1. U nang buồng trứng xoắn 13
    1.3.2. U nang buồng trứng vỡ 14
    1.3.3. Nhiễm khuẩn 14
    1.3.4. Chèn ép tiểu khung 14
    1.3.5. Các biến chứng khác 15
    1.4. Chẩn đoán UNBT 15
    1.4.1 Triệu chứng lâm sàng 15
    1.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng 16
    1.5. Các phương pháp điều trị 22
    1.5.1. Chọc dò dưới siêu âm 23
    1.5.2. Phẫu thuật mở bụng 23
    1.5.3. Phẫu thuật nội soi 23
    1.6. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về u nang buồng trứng 25
    Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 28
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 28
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28
    2.2.2. Chọn mẫu nghiên cứu 28
    2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 29
    2.2.4. Các biến số nghiên cứu 29
    2.2.5. Tiêu chuẩn xác định một số biến số nghiên cứu 30
    2.2.6. Xử lý số liệu 31
    2.2.7. Các biện pháp khống chế sai số 33
    2.3. Thời gian nghiên cứu 33
    2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 33
    Chương 3: KếT QUả NGHIÊN CứU 35
    3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 35
    3.1.1. Phân bố bệnh nhân UNBT theo năm, tuổi, tiền sử sản phụ khoa 35
    3.1.2. Phân loại và tỷ lệ của UNBT. 38
    3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 41
    3.2.1. Lý do vào viện. 41
    3.2.2. Đặc điểm lâm sàng 44
    3.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng 46
    3.3. Chẩn đoán UNBT 49
    3.4. Đặc điểm về điều trị UNBT 52
    Chương 4: Bàn luận 57
    4.1. Về đặc điểm đối tượng nghiên cứu 57
    4.1.1. Đặc điểm về nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu 57
    4.1.2. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiờn cứu 58
    4.1.3. Về tiền sử kinh nguyệt 59
    4.1.4. Về tiền sử thai sản 59
    4.2. Về tỷ lệ và phân loại u nang buồng trứng 60
    4.2.1. Phõn loại UNBT 60
    4.2.2. Về đặc điểm mụ bệnh học của UNBT lành tớnh 62
    4.2.3. Về vị trớ của UNBT 63
    4.2.4. Về kớch thước của UNBT 64
    4.3. Về bệnh lý của u nang buồng trứng 65
    4.3.1. Về tỷ lệ cỏc biến chứng của UNBT 65
    4.3.2. Liờn quan nghề nghiệp với biến chứng của UNBT 66
    4.3.3. Một số đặc điểm của UNBT cú biến chứng 68
    4.4. Triệu trứng lâm sàng, cận lâm sàng của u nang buồng trứng 70
    4.4.1. Hoàn cảnh phỏt hiện bệnh: 70
    4.4.2. Về triệu chứng lõm sàng 71
    4.4.3. Khả năng chẩn đoán 72
    4.5.Về các phương pháp điều trị u nang buồng trứng ở bệnh viện 19 - 8 75
    4.5.1. Về phương phỏp điều trị 75
    4.5.2. Về việc ỏp dụng PTNS với UNBT tại Bệnh viện 19-8 77
    Kết luận 83
    Kiến nghị 85
    Tài liệu tham khảo

    Phụ lục


    Đặt vấn đề

    U nang buồng trứng (UNBT) là bệnh lý phần phụ thường gặp ở phụ nữ. Theo Đinh Thế Mỹ tỷ lệ mắc UNBT là 3,6%[25]. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy UNBT gặp nhiều hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ mắc UNBT có xu hướng gia tăng .
    UNBT thường không có dấu hiệu lâm sàng điển hình nhưng rất dễ dẫn đến các biến chứng đòi hỏi phải can thiệp như xoắn nang, vì nang . Đáng sợ hơn UNBT có khả năng ung thư hoá, đó là một nguyên nhân gây tử vong cho phô nữ [23].
    Ngày nay với sự trợ giúp của các phương pháp cận lâm sàng, đặc biệt là siêu âm, việc chẩn đoán UNBT trở nên dễ dàng hơn; tuy nhiên thái độ xử trí trên từng trường hợp cần xem xét kỹ, đặc biệt với phụ nữ trẻ, phụ nữ chưa có con nhằm đảm bảo tối đa sự cân bằng nội tiết và quyền lợi sinh sản của người phụ nữ. Việc loại trừ UNBT được thực hiện với nhiều giải pháp khác nhau, can thiệp kinh điển là phẫu thuật mở bụng để cắt hoặc bóc tách khối u bảo tồn phần nhu mô lành buồng trứng [24], cũng có thể chọc hút nang dưới sự hướng dẫn của siêu âm Với sự phát triển của công nghệ, sự tiến bộ về kỹ năng của thầy thuốc, phẫu thuật nội soi trong điều trị UNBT được áp dụng rộng rãi, 80% bệnh nhân UNBT lành tính được điều trị bằng phẫu thuật nội soi.[21].
    Các biến chứng của UNBT có thể xuất hiện sớm hay muộn tuỳ từng bệnh nhân, như: xoắn u, vì u, nhiễm khuẩn u, chèn Ðp tiểu khung, ung thư hoá và một số biến chứng khác. U buồng trứng có thể gây vô sinh, gây sảy thai, doạ đẻ non, có thể trở thành u tiền đạo ở phụ nữ có thai gây đẻ khó Nhiều bệnh nhân UNBT vào viện với lý do đau bụng cấp cần chẩn đoán phân biệt với một số cấp cứu ổ bụng khác như: tắc ruột, chửa ngoài tử cung, viêm tiểu khung Do đó việc chẩn đoán thường khó khăn, nếu xử trí muộn không những đe doạ tính mạng bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hoạt động sinh dục. Vì vậy, đề phòng biến chứng của UNBT là mục tiêu quan trọng. Kết quả điều trị UNBT và việc dự phòng các biến chứng phụ thuộc nhiều vào trình độ của cán bộ y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của khoa sản nói riêng và bệnh viện nói chung.
    Bệnh viện 19 - 8 là bệnh viện tuyến cao nhÊt của ngành Công an nên việc nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các kiến thức mới cho cán bộ y tế luôn được chú ý. Bệnh viện cũng đã được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh cho cán bộ chiến sỹ, công nhân viên Công an và các đối tượng khác. Vì là một bệnh viện đa khoa nên khoa phụ sản của bệnh viện có mức độ phát triển chưa được như các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành. Nhằm mục tiêu nâng cao kết quả khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị, bên cạnh việc nâng cao trình độ của cán bộ y tế, tăng cường trang thiết bị thì vấn đề quan trọng là cần có nhiều nghiên cứu để rút kinh nghiệm, tìm ra các biện pháp chẩn đoán, xử trí UNBT phù hợp nhất với điều kiện thực tế của bệnh viện.
    Trong những năm qua, có một số nghiên cứu phát triển kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đánh giá việc chẩn đoán, điều trị UNBT tại bệnh viện 19-8.
    Do vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nhận xét về chẩn đoán và kết quả điều trị u nang buồng trứng tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an trong 10 năm từ 1999-2008” với hai mục tiêu:
    1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u nang buồng trứng.
    2. Nhận xét kết quả chẩn đoán và điều trị u nang buồng trứng tại Bệnh viện 19-8, Bộ Công an trong 10 năm từ 1999 - 2008”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...