Luận Văn Nhận xét về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân tả tại VCBTNNĐQG trong vụ dịch năm

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/10/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh tả, một bệnh gây tiêu chảy cấp và có nguy cơ gây tử vong, là một vấn đề y tế cộng đồng lớn đối với các nước đang phát triển, nơi mà dịch bệnh thường xảy ra theo mùa và đặc biệt là liên quan đến tình trạng nghèo đói và mất vệ sinh. Bệnh thường gây dịch ở vùng Nam Á, một phần lớn của Châu Phi và Châu Mỹ La tinh. Cho đến nay, thế giới đã trải qua 7 lần đại dịch tả [1, 17]. Con số tử vong trong những vụ dịch này cũng gây ra những nổi kinh hoàng không kém những đại dịch khỏc trờn toàn cầu như dịch hạch, sốt rét, và gần đây nhất là đại dịch thế kỷ HIV/AIDS.
    Ở Việt Nam, dịch tả đã được ghi nhận từ thế kỷ XIX với 2 vụ dịch lớn xảy ra năm 1862 và 1885, sau đó dịch được lưu hành dưới dạng lẻ tẻ, dịch nhỏ hoặc vừa ở cả 3 miền của đất nước [1].
    Đợt dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm do vi khuẩn tả vào cuối tháng 10 năm 2007 vừa xảy ra tại Hà Nội đã gây được một sự quan tâm rất lớn của mọi người, mọi cấp; không những ở Hà Nội mà còn ở khắp mọi miền của đất nước.
    Bộ Y Tế (BYT) chính thức công bố dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm do vi khuẩn tả gây ra tại thành phố Hà Nội vào ngày 26 tháng 10 năm 2007, và cho đến khi BYT chính thức công bố hết dịch vào ngày 10 tháng 12 năm 2007, tổng cộng đó cú 698 bệnh nhân tiêu chảy cấp nhập viện điều trị nội trú tại Viện Các Bệnh Truyền Nhiễm Nhiệt Đới Quốc Gia (VCBTNNĐQG) - Hà Nội, trong đó 420 trường hợp soi phõn cú phẩy khuẩn, và 275 trường hợp nuôi cấy có V. cholerae, tất cả đều là V. cholerae típ sinh học O1 El Tor, típ huyết thanh Ogawa.
    Vẫn còn không ít những nhận định chưa đầy đủ về căn bệnh gây dịch này, nhất là mối nguy hiểm của bệnh nếu không được nhận biết, xử trí sớm và đúng, mặc dù đã có không ít những nghiên cứu đã được tiến hành với căn bệnh tả trên thế giới và ở trong nước; nhưng phải nói rằng là những nghiên cứu lâm sàng bệnh tả ở trong nước khá hiếm (nếu so với nghiên cứu về dịch tể của bệnh), có lẽ do bệnh cảnh đơn giản, điều trị không phải là quỏ khú nờn cỏc thầy thuốc trong nước ít quan tâm nghiên cứu, hoặc chỉ nghiên cứu trong cơ sở khám chữa bệnh mình đang làm việc và không công bố rộng rãi; vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với các mục tiêu cụ thể sau đây:
    1 - Nhận xét về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân tả tại VCBTNNĐQG trong vụ dịch năm 2007 ở Hà Nội – Việt Nam.
    2 - Đánh giá kết quả điều trị bệnh tả tại VCBTNNĐQG trong vụ dịch năm 2007 ở Hà Nội – Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...