Tiểu Luận Nhận xét và kiến nghị về hoạt động lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo VBQPPL theo quy định của Luật Ban

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế của nhà nước. Không có biện pháp quản lý xã hội nào ưu việt hơn pháp luật, vì chỉ có pháp luật mới có thể thể hiện một cách tập trung, thống nhất, trọn vẹn ý chí của nhà nước. Chính vì vậy, hoạt động xây dựng pháp luật là hoạt động đặc biệt và quan trọng nhất của tất cả các nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhà nước ta luôn coi xây dựng pháp luật là hoạt động cơ bản và quan trọng hàng đầu. Những năm qua, đặc biệt là khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 ra đời, hoạt động ban hành và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước đã gặt hái được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt trong công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì hoạt động lấy ý kiến đóng góp giữ vai trò quan trọng, tuy nhiên công tác này vẫn chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quan tâm chú trọng. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “ Nhận xét và kiến nghị về hoạt động lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo VBQPPL theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL 2008 ” để làm rõ vấn đề trên.












    NỘI DUNG
    I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG LẤY Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT1. Đối tượng của hoạt động
    Đối tượng của hoạt động lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật( VBQPPL) được quy định ở Luật ban hành VBQPPL năm 2008. Theo khoản 1 Điều 4 Luật ban hành VBQPPL năm 2008 đã quy định về các đối tượng tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức khác, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang và cá nhân có quyền tham gia góp ý kiến về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
    2. Chủ thể tiến hành hoạt động
    Các chủ thể tiến hành hoạt động lấy ý kiến cho dự thảo VBQPPL là các cơ quan có thẩm quyền ban hành ra VBQPPL đó. Sau đó, ban soạn thảo sẽ tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến ấy; trên cơ sở đó chỉnh lí dự thảo cho phù hợp để trình và thông qua VBQPPL ấy.
    3. Phương thức thực hiện hoạt động
    Việc lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo VBQPPL có thể được tiến hành bằng các hình thức như: lấy ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo để góp ý, tổ chức hội thảo, thông qua trang thông tin điện tử của Chính phủ, của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng
    4. Thời hạn lấy ý kiến
    Đối với các dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, thông tư liên tịch, nghị định, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ là 60 ngày còn đối với dự án Luật, pháp lệnh, dự thảo, nghị quyết không do chính phủ trình là 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án dự thảo
    5. Tiếp thu và xử lý kết quả lấy ý kiến
    Theo khoản 3 Điều 4 Luật ban hành VBQPPL quy định: “Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo”. Như vậy, trong quá trình xây dựng VBQPPL, ngoài việc lấy ý kiến đóng góp thì cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo còn phải tổng hợp, nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến đóng góp.
    6. Mục đích, ý nghĩa của việc lấy ý kiến
    Hoạt động lấy ý kiến đóng góp c
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...