Tiểu Luận Nhận xét tình hinh kinh tế và chính trị xã hội của thời kỳ đó qua bộ luật hammurabi nêu những ưu và

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Nhận xét tình hinh kinh tế và chính trị xã hội của thời kỳ đó qua bộ luật hammurabi nêu những ưu và nhược điểm​
    Information
    Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật sớm nhất. Trong đó, bộ luật Hammurabi là bộ luật quan trọng nhất. Nó được khắc trên một bia đá, đội khảo cổ học Pháp phát hiện ra ở Xuda (phái đông Lưỡng Hà), nay được trưng bầy ở viện bảo tàng Luvrơ(Pháp). Bộ luật gồm ba phần: Lời tựa, chính văn,lơig kết, được viết thành 282 điều khoản.
    Bộ luật Hammurabi nói tới hầu hết các vấn đề trong quan hệ kinh tế,xã hội đương thời, quan hệ giai cấp, quy tắc chung về phân chia sản phẩm và trao đổi hàng hoá, luật hôn nhân và gia đình Bộ luật này đã phần nào phản ánh lên tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Lưỡng Hà cổ đại.
    Trước hết,qua bộ luật Hammurabi,ta phải khẳng định rằng Lưỡng Hà cổ đại có một nền kinh tế rất vững mạnh. Đây là một xã hội có nền nông nghiệp, thủ công nhiệp,thương nghiệp phát triển. Bộ luật có rất nhiều điều luật đề cập đến vấn đề định tô cũng như việc buôn bán
    Trong sản xuất nông nghiệp, bộ luật đề cập đến việc định tô thuế.Việc định tô cho thấy vua hết sức quan tâm đến phát triển sản xuất nông nghiệp. Cần phải thấy rằng,Lưỡng Hà phải có một nền nông nghiệp ổn định,phát triển thì mới có nhiều điều khoản như vậy về việc định tô.Bộ luật nêu rõ các trường hợp thu tô , miễn tô, mức tô theo năng suất, hoa màu, loại đất, thời tiết nhằm đảm báo người dân có đất phát canh thu định tô. Trong những điều khoản về việc định tô, nhà vua luôn luôn khuyến khích người dân chăm lo phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc khuyến khích này thể hiện qua hình phạt, các quyền lợi mà người dân có thể hưởng.
    Dân tự do thuê ruộng để cày, nếu ruộng không có thóc thì người này bị coi là chưa hết sức chăm bón, phải lấy ngươì bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng (điều 42)
    Dân tự do thuê đất cho con gái chưa lấy chồng trong vòng 3 năm để khai khuẩn trồng trọt nhưng lười biếng không cầy cấy, thì đến năm thứ tư phải cầy úp, để ải bừa phẳng đất rồi trả lại cho chủ ruộng và cần phải nộp cho chủ ruộng mổi bua là 10 guru thóc.( Điều 44)
    Không chỉ vậy, nhà vua còn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể phát triển sản xuất nông nghiệp.
    Nếu trong năm đầu nông dân chưa thu được hoa lợi mà nói: “Tôi sẽ vì mình mà cày ruộng” thì chủ ruộng không được không chấp nhận về nó, thửa ruộng đó phải để cho nông dân này cày cấy đến khi thu hoạch sẽ căn cứ theo giấy giao kèo đấy thu tô . (Điều 47)
    Thật vâỵ, ở Lưỡng Hà, nền nông nghiệp sơ kì xuất hiện vào thiên niên kỉ thứ 6-thú 7 trước công nguyên. Người Lưỡng Hà trồng lúa mì, lúa mạch , đậu vừng cho năng suất 3 vụ/năm. Họ biết dùng trâu, bò để cày ruộng .Từ thiên niên kỉ thứ 5-6 trước công nguyên, họ đã biết xây dựng các hệ thống thuỷ nông nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biết,Nhà Nước rất chú trọng đén hoạt động sản xuất nông nghiệp, đứng ra phụ trách việc xây dựng này. Trong chăn nuôi,ngoài gia súc,gia cầm thông thường, người Lưỡng Hà còn tiến hành chăn nuôi gia súc lớn trên thảo nguyên. Việc thuê gia súc ở đây trở nên phổ biến.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...