Thạc Sĩ Nhận xét tình hình kiểm soát huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi có tăng huyết áp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2012
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 3
    1.1.DỊCH TỄ BỆNH THA: 3
    1.1.1.Về tỷ lệ THA 3
    1.1.1.1.Trên thế giới 3
    1.1.1.2. Ở Việt Nam 3
    1.2. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI THA: 4
    1.2.1. Định nghĩa THA 4
    1.2.2. Phân loại tăng huyết áp. 4
    1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH THA. 6
    1.3.1. Tuổi 6
    1.3.2. Giới 7
    1.3.3. Cân nặng 7
    1.3.4. Ăn nhiều muối (ăn mặn) 8
    1.3.5. Uống nhiều rượu 9
    1.3.6. Ít hoạt động thể lực 10
    1.3.7. Hút thuốc 10
    1.3.8. Các yếu tố nguy cơ khác 11
    1.4. BIẾN CHỨNG CỦA THA 12
    1.4.1. Biến chứng tại động mạch 12
    1.4.2. Biến chứng tại động mạch võng mạc mắt 13
    1.4.3. Biến chứng tại tim 13
    1.4.4. Biến chứng não 13
    1.4.5. Biến chứng thận 14
    1.5. ĐIỀU TRỊ BỆNH THA: 14
    1.5.1. Phương pháp điều chỉnh lối sống: (Theo JNC VII – 2003) 14
    1.5.2. Phương pháp điều trị THA bằng thuốc: 16
    1.6. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ BỆNH THA 18
    1.6.1. Trên thế giới 18
    1.6.2. Tại Việt Nam 19
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 20
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 20
    2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 20
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: 20
    2.3.CÁC TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN 24
    2.4. TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN BN VÀ QUẢN LÝ THEO DÕI 25
    2.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 25
    2.4.2. Quản lý theo dõi: 26
    2.5. CÁC THUỐC SỬ DỤNG. 27
    2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU 27
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
    3.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BN TRONG NHÓM NGHIÊN CỨU 28
    3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 28
    3.1.2.Phân bố bệnh nhân theo giới: 29
    3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp hiện tại 29
    3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ 30
    3.1.5.Phân bố bệnh nhân theo chỉ số BMI 31
    3.1.6. Phân bố bệnh nhân dựa vào thời gian phát hiện bệnh
    3.1.7. Phân bố bệnh nhân dựa vào nhóm tuổi và thời gian mắc bệnh
    3.1.8. Các bệnh phối hợp:
    3.1.9. Phân bố bệnh nhân theo mức độ chấp hành điều trị và thay đổi lối sống:
    3.1.10. Phân bố bệnh nhân dựa theo phương pháp sử dụng thuốc
    3.1.12. Một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu
    3.2. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT HA Ở BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
    3.2.1. Kết quả điều trị tăng huyết áp
    3.2.2. Sự thay đổi HA trước và sau điều trị
    3.2.3.Kết quả kiểm soát HA ở bệnh nhân nghiên cứu theo giới:
    3.2.4.Kết quả kiểm soát HA theo nhóm tuổi:
    3.3. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT HA VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
    3.3.1. Mối liên quan giữa kết quả kiểm soát HA với thời gian phát hiện bệnh:
    3.3.2. Mối liên quan giữa kết quả kiểm soát HA với nghề nghiệp:
    3.3.3. Mối liên quan giữa kết quả kiểm soát HA với BMI
    3.3.4.Mối liên quan giữa đường máu với kiểm soát HA
    3.3.5.Mối liên quan giữa RLCH lipid với kiểm soát HA
    3.3.6.Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với kiểm soát HA
    3.3.7.Mối liên quan giữa tiền sử bệnh tim mạch sớm với kiểm soát HA
    3.3.8.Mối liên quan giữa hút thuốc lá với kiểm soát HA
    3.3.9. Mối liên quan giữa uống rượu, bia với kiểm soát HA
    3.3.10. Mối liên quan giữa số nhóm thuốc sử dụng với kiểm soát HA
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU
    4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
    4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới.
    4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.
    4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo yếu tố nguy cơ.
    4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo chỉ số BMI.
    4.1.6. Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh.
    4.1.7. Tỷ lệ các bệnh phối hợp
    4.1.8. Phân bố bệnh nhân theo mức độ chấp hành điều trị và thay đổi lối sống.
    4.1.9. Phân bố bệnh nhân dựa theo phương pháp sử dụng thuốc.
    4.2. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT HA Ở BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
    4.2.1. Kết quả điều trị THA
    4.2.2. Kết quả kiểm soát HA ở bệnh nhân nghiên cứu theo giới và theo nhóm tuổi.
    4.3. KẾT QUẢ KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
    4.3.1. Mối liên quan giữa kết quả kiểm soát HA và thời gian phát hiện bệnh.
    4.3.3. Mối liên quan giữa kết quả kiểm soát HA với BMI.
    4.3.4. Mối liên quan giữa đường máu với kiểm soát HA.
    4.3.5. Mối liên quan giữa rối loạn lipid máu với kiểm soát HA
    4.3.6. Mối liên quan giữa tiền sử gia đình THA, có bệnh tim mạch sớm với kiểm soát huyết áp.
    4.3.7. Mối liên quan giữa hút thuốc lá với kiểm soát huyết áp
    4.3.8. Mối liên quan giữa uống rượu bia và kiểm soát HA
    4.3.9. Mối liên quan giữa số nhóm sử dụng thuốc với kiểm soát HA
    KẾT LUẬN
    1. Một số yếu tố nguy cơ và tình hình kiểm soát HA ở nhóm nghiên cứu.
    2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát tăng huyết áp:
    KIẾN NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    MẪU BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tăng huyết áp là một bệnh thường gặp ở nhiều nước trên thế giới. Tỷ lệ tăng huyết áp ở Châu Âu và Bắc Mỹ đều khá cao chiếm từ 15% - 20% [1]. Theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tăng huyết áp chiếm khoảng 20% dân số ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển [52].
    Ở nước ta, theo sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của nhân dân được nâng cao, bệnh lý tim mạch nói chung cũng như tăng huyết áp nói riêng ngày một tăng. Theo điều tra Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ tăng huyết áp Việt Nam là 2 – 3%, nhưng đến năm 1992 tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 11,7% [2], cho đến năm 1999 theo điều tra của Viện Tim Mạch (Việt Nam) thì tỷ lệ tăng huyết áp đã là 16,05% [3].
    Tăng huyết áp là yếu tố hàng đầu gây tai biến và tử vong về tim mạch. Theo thống kê về nguyên nhân tử vong do bệnh lý tim mạch ở nước ta năm 1994 thì nguyên nhân tăng huyết áp chiếm vị trí hàng đầu trong các bệnh viện [4].
    Tăng huyết áp thường dẫn đến những biến chứng nặng nề gây tàn phế thậm chí có thể gây tử vong: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận kiểm soát tốt huyết áp cho phép làm giảm tỷ lệ đột quỵ 35 – 40%, nhồi máu cơ tim 20 – 25%, suy tim > 50% . Vì vậy, điều trị tăng huyết áp là một yêu cầu cấp thiết để hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng trên.
    Điều trị tăng huyết áp đã có nhiều tiến bộ do hiểu biết nhiều hơn về bệnh sinh, phát hiện nhiều thuốc mới, tăng huyết áp là một bệnh phổ biến, dễ chẩn đoán nhưng đáng tiếc là tỷ lệ điều trị đạt HA mục tiêu còn thấp. Ngay cả ở Hoa Kỳ theo thống kê cho thấy khả năng nhận biết có điều trị và điều trị không kiểm soát không được cải thiện trong nhiều thập kỷ, thậm chí giai đoạn 1991 – 1994 còn thấp hơn gian đoạn 1988 – 1991 [53,54,55,56]. Ở Việt Nam theo tác giả Trần Đỗ Trinh và Phạm Gia Khải, tỷ lệ điều trị đúng cách chỉ có 4% (1991) và 19,1% (1999) [5][6].
    Hiện nay các phương thức điều trị bệnh tăng huyết áp đa dạng như từ Y tế cơ sở, phòng khám tư nhân, đơn thuốc truyền tay và các dược sĩ, bệnh nhân tự điều trị. Mặt khác, sự hiểu biết của người bệnh tăng huyết áp còn chưa cao trong khi đó bệnh tăng huyết áp hầu hết không có triệu chứng cơ năng, số người biết mình bị tăng huyết áp cũn quỏ thấp và đa số chưa có hiểu biết nhiều về bệnh nên dẫn tới việc không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ [7][8][9]. Do đó tỷ lệ biến chứng của bệnh, tỷ lệ tái nhập viện ngày càng gia tăng, dẫn đến chi phí tốn kém cho gia đình và xã hội.
    Chúng ta cũng biết chi phí rất cao khi điều trị các biến chứng của tăng huyết áp mà hiệu quả lại không được như mong muốn.
    Làm thế nào để quản lý và điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp có hiệu quả và ít biến chứng, việc điều trị dù là nội trú hay ngoại trú đều phải có được một sự theo dõi, hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ thì mới thu được kết quả cụ thể.
    Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nhận xét tình hình kiểm soát huyết áp và một số yếu tố nguy cơ ở người cao tuổi có tăng huyết áp”. Với 2 mục tiêu: 1- Nhận xét một số yếu tố nguy cơ và tình hình kiểm soát huyết áp ở người cao tuổi tăng HA điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa trung ương.
    2- Nhận xét một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp ở nhóm bệnh nhân trên.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...