Luận Văn Nhận xét tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Viêm não Nhật bản (VNNB) là một bệnh nhiễm virus cấp tính ở hệ thống thần kinh Trung ương và là một trong những bệnh nặng nhất thuộc nhóm viêm não tiên phát. Bệnh này thường xảy ra ở nhiều nước khu vực Đông Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
    Bệnh có tính chất địa phương, thường gặp ở trẻ em là lứa tuổi quan trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Bệnh gây nên do virut VNNB, thuộc nhóm Arbo virut typ B, lây truyền từ nguồn bệnh đến người qua muỗi đốt. Virut VNNB sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển và gây tổn thương nặng nề ở hệ thống thần kinh Trung ương. Ở giai đoạn viêm não cấp, tỷ lệ tử vong của người bệnh khá cao và nếu qua khỏi giai đoạn này thường thấy có nhiều di chứng về thần kinh và tâm trí [20].
    Những vụ dịch VNNB thường gặp tại khu vực Châu Á với tỷ lệ mới mắc bệnh mỗi năm khoảng 45.000 trường hợp chủ yếu là trẻ em [65], [73].Theo D.S.Burke (1998) ước lượng khoảng 25% trường hợp tử vong và 50% mang di chứng thần kinh và tâm trí vĩnh viễn [65].
    Ở Việt Nam, từ năm 1994 Viện Vệ sinh dịch tễ đã sản xuất được vắc xin phòng VNNB [37]. Nhưng do ổ dự trữ virut nằm ở các loài chim hoang dã và điều kiện canh tác lúa nước nên chỉ có thể khống chế chứ chưa thanh toán được. Vì thế hàng năm số trẻ sau mỗi vụ dịch VNNB số trẻ mang di chứng ngày càng ra tăng.
    Đã có nhiều công trình phục hồi chức năng cho các bệnh nhi mang di chứng vận động bằng châm cứu đã khẳng định được tác dụng điều trị của châm cứu mang lại nhiều kết quả tốt [1],[46],[47],[48],[52].
    Tôi lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Nhận xét một số tác dụng của điện châm phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhi viêm não Nhật bản sau giai đoạn cấp”
    MỤC LỤC
    Trang
    Bìa khóa luận
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn . 1
    Bảng các ký hiệu 2
    Mục lục
    Danh mục các bảng, đồ thị 4
    Đặt vấn đề: . 5
    Chương I: Tổng quan cơ chế bệnh sinh 6
    Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 19
    Chương III: Nhận xét kết quả nghiên cứu 28
    Chương IV: Bàn luận: 34
    Chương V: Kết luận: . 35
    Chương VI: Kiến nghị&đề xuất . 36
    Tài liệu tham khảo . 37
    Phụ lục 44
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...