Thạc Sĩ Nhận xét hiệu quả của streptokinase trong điều trị tràn dịch màng phổi do lao vách hóa tại trung tâm

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Tràn dịch màng phổi do lao . 3
    1.1.1. Giải phẫu, mô học, sinh lý học màng phổi 3
    1.1.2. Cơ chế bệnh sinh tràn dịch màng phổi do lao 5
    1.1.3. Chu trình fibrin trong bệnh lý màng phổi . 6
    1.1.4. Đặc điểm lâm sàng 8
    1.1.5. Cận lâm sàng . 9
    1.2. Vai trò của streptokinase trong điều trị tràn dịch màng phổi do lao
    vách hóa . 16
    1.2.1. Một số phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi do lao vách hóa 16
    1.2.2. Streptokinase . 17

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
    .1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21
    2.2. Đối tượng nghiên cứu . 21
    2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 21
    2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân 21
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 21
    2.3.1. Loại nghiên cứu 21
    2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 21
    2.3.3. Các bước nghiên cứu 22
    2.3.4. Đánh giá kết quả nghiên cứu 24
    2.4. Trang thiết bị nghiên cứu . 25
    2.5. Xử lý số liệu . 27

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 29
    3.1.Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng của TDMP do lao vách hóa 29
    3.1.1. Tuổi - giới . 29
    3.1.2. Lý do vào viện 30
    3.1.3. Thời gian bị bệnh trước khi vào viện 31
    3.1.4. Triệu chứng lâm sàng . 31
    3.1.5. Chức năng hô hấp . 32
    3.1.6. Tế bào máu ngoại vi 32
    3.1.7. Tốc độ máu lắng . 33
    3.1.8. Xét nghiệm CRP . 34
    3.1.9. X-quang phổi 34
    3.1.10. Tổn thương nhu mô phổi 35
    3.1.11. Phản ứng Mantoux 35
    3.1.12. Xét nghiệm dịch màng phổi 36
    3.1.13. Sinh thiết màng phổi . 37
    3.2. Hiệu quả và các tác dụng không mong muốn khi bơm SK vào
    khoang màng phổi 37
    3.2.1. Hiệu quả điều trị . 38
    3.2.2. Tác dụng không mong muốn 40

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 43
    4.1. Đặc điểm lâm sàng - cận lâm sàng . 43
    4.1.1. Tuổi và giới . 43
    4.1.2. Lý do vào viện 44
    4.1.3. Thời gian bị bệnh trước khi nhập viện 44
    4.1.4. Triệu chứng cơ năng và thực thể 45
    4.1.5. Độ giãn nở lồng ngực . 46
    4.1.6. Chức năng hô hấp . 46
    4.1.7. Hình ảnh X-quang . 47
    4.1.8. Tốc độ máu lắng và nồng độ Hs-CRP 48
    4.1.9. Xét nghiệm dịch màng phổi 49
    4.1.9. Phản ứng Mantoux 51
    4.2. Hiệu quả và các tác dụng không mong muốn 52
    4.2.1. Hiệu quả điều trị . 52
    4.2.2. Các tác dụng không mong muốn 55
    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 60


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh lao đã được biết đến từ cách đây hàng nghìn năm tuy nhiên đến
    nay vẫn còn là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Theo ước tính của WHO, trong năm
    2011 có khoảng 9 triệu người mắc lao mới và 1,4 triệu ca tử vong do lao trên
    toàn thế giới. Lao đứng hàng thứ hai sau HIV trong số các nguyên nhân tử
    vong do bệnh truyền nhiễm. Chi phí cho chăm sóc và điều trị lao từ 3,5 tỉ đô
    la Mỹ vào năm 2006 ước tính tăng lên 4,8 tỉ vào năm 2013 [76].
    Tại các nước có tỷ lệ mắc lao cao, lao màng phổi là thể lao ngoài phổi
    hay gặp nhất, đồng thời là nguyên nhân gây tràn dịch hàng đầu ở các bệnh
    nhân trẻ. Tràn dịch màng phổi (TDMP) do lao vách hóa là giai đoạn chuyển
    tiếp từ TDMP tự do sang giai đoạn tổ chức hóa. Nếu không được điều trị kịp
    thời những bệnh nhân này sẽ có nguy cơ rất cao bị các di chứng dày, dính
    màng phổi, xẹp phổi, Dẫn lưu dịch màng phổi sớm cùng với điều trị thuốc
    chống lao được coi là biện pháp điều trị cơ bản. Gần đây một số nghiên cứu
    sử dụng các thuốc có tác dụng tiêu fibrin (streptokinase, urokinase, tPA )
    bơm vào khoang màng phổi bước đầu cho thấy hiệu quả.
    Việt Nam là một trong 22 quốc gia và vùng lãnh thổi phải chịu gánh
    nặng của bệnh lao [76]. Đã có nhiều nhiều nghiên cứu về TDMP do lao được
    báo cáo nhưng chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên những bệnh nhân
    TDMP do lao vách hóa. Nghiên cứu của Trương Huy Hưng (2004) cho thấy
    tại thời điểm chẩn đoán, trên 50% bệnh nhân TDMP do lao đã có tình trạng
    vách hóa khoang màng phổi [10].
    Tại Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai TDMP do lao đứng đầu
    trong số các nguyên nhân gây TDMP với tỷ lệ 37,6% [12]. Từ nhiều năm nay
    streptokinase đã được sử dụng điều trị cho các bệnh nhân viêm mủ màng phổi
    và tràn dịch màng phổi do lao vách hóa. Một số nghiên cứu cứu cho thấy
    streptokinase bơm vào khoang màng phổi ở bệnh nhân viêm mủ màng phổi có
    tác dụng làm tăng lượng dịch dẫn lưu, giúp bơm rửa màng phổi dễ dàng hơn
    [5], [11]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả cũng như tính
    an toàn của streptokinase trong điều trị TDMP do lao vách hóa. Chính vì vậy
    chúng tôi tiến hành đề tài này với hai mục tiêu:
    1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng
    phổi vách hóa do lao.
    2. Nhận xét kết quả điều trị và các tác dụng không mong muốn
    thường gặp khi bơm streptokinase vào khoang màng phổi trong điều trị
    tràn dịch màng phổi vách hóa do lao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...