Luận Văn Nhận xét đặc điểm lâm sàng và thiết kế hàm khung cho bệnh nhân mất răng Kennedy loại I và II

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Phân loại mất răng theo Kennedy 3
    1.2. Vai trò của hàm khung với phục hình mất răng Kennedy loại I, II 4
    1.3. Các thành phần của hàm khung 5
    1.3.1. Thanh nối chính 6
    1.3.2. Thanh nối phụ 9
    1.3.3. Yên hàm giả 9
    1.3.4. Móc răng 9
    1.3.5. Phương tiện giữ gián tiếp 12
    1.3.6. Nền hàm khung 12
    1.3.7. Răng giả 13
    1.4. Thiết kế hàm khung cho bệnh nhân mất răng Kennedy loại I và II 13
    1.4.1. Thiết kế hàm khung cho bệnh nhân mất răng Kennedy loại I 13
    1.4.2. Thiết kế hàm khung cho bệnh nhân mất răng Kennedy loại II 14
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 15
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 15
    2.1.2. Cỡ mẫu 15
    2.1.3. Địa điểm 16
    2.1.4. Thời gian 16
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 16
    2.2.1. Vật liệu và dụng cụ lâm sàng 16
    2.2.2. Khám đánh giá đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân nghiên cứu 16
    2.2.3. Tiến hành làm hàm khung 20
    2.2.4. Nhận xét về đặc điểm của các mẫu thiết kế hàm khung 21
    2.2.5. Xử lý số liệu 21
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
    3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 22
    3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới 22
    3.1.2. Nguyên nhân mất răng theo nhóm tuổi. 23
    3.1.3. Lý do làm hàm khung và tiền sử sử dụng hàm giả hoặc răng giả cố định của bệnh nhân 24
    3.1.4. Tình trạng mất răng 24
    3.1.5. Tình trạng các răng còn lại 27
    3.2. Đặc điểm các mẫu thiết kế hàm khung 30
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 35
    4.1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu 35
    4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới 35
    4.1.2. Nguyên nhân mất răng 35
    4.1.3. Lý do làm hàm khung 35
    4.1.4. Tiền sử sử dụng hàm giả hoặc răng giả cố định 36
    4.1.5. Tình trạng mất răng 36
    4.1.6. Sống hàm vùng mất răng không có giới hạn xa 36
    4.1.7. Tình trạng các răng được chọn làm răng trụ để đặt móc 37
    4.1.8. Tình trạng vùng quanh răng của cỏc nhúm răng còn lại 38
    4.2. Đặc điểm các mẫu thiết kế hàm khung 38
    4.2.1. Kiểu thanh nối chính 38
    4.2.2. Kiểu móc và vị trí đặt móc 40
    4.2.3. Phương tiện giữ gián tiếp 41
    KẾT LUẬN 43
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Mất răng là hậu quả không mong muốn thường gặp trong chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt. Các điều tra dịch tễ học sức khỏe răng miệng cộng đồng ở Việt Nam và trên thế giới đã cho thấy mất răng chiếm tỷ lệ khá cao. Theo điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc ở Việt Nam năm 1999-2000 thống kê số răng mất trung bình của một người ở lứa tuổi 35-44 là 2,10 răng và trên 45 tuổi là 6,64 răng [8]. Điều tra của viện Răng-Hàm-Mặt tiến hành năm 2002 trên 3384 đối tượng người lớn ở cả nông thôn và thành thị cho thấy trên 10% số người bị mất răng, trong đó thì mất răng toàn bộ hai hàm chiếm 1%; toàn bộ hàm trên chiếm 3,3%; mất răng toàn bộ hàm dưới chiếm 2,7%; còn lại hầu hết là mất răng lẻ tẻ [5]. Trên thế giới: Theo kết quả điều tra của WHO được tiến hành ở 48% các nước châu Âu năm 1998, tỷ lệ mất răng ở lứa tuổi 65-75 giao động từ 12,8 - 69,6%; số răng mất trung bình từ 3,8 răng đến 15,1 răng [12]. Tại hội nghị nha khoa Na Uy năm 2001, Ambjornsen đã báo cáo về tỡnh tình trạng mất răng ở Na Uy: Tỷ lệ mất ở lứa tuổi trên 65 là khoảng 50% trong những năm 1970-1980, và khoảng 30% ở cuối thập kỷ 90, trong đó trên 50% những người mất răng còn dưới 20 răng [11].
    Các trường hợp mất răng rất đa dạng, theo thống kê có khoảng hơn 65.000 kiểu mất răng trên một cung hàm [2]. Trong số các loại hình mất răng, mất răng phía sau không còn răng giới hạn xa (Kennedy loại I và II) là loại hình gây ra nhiều tác hại và cũng là loại mất răng khó điều trị phục hình nhất.
    Ở mất răng Kennedy loại I và II, thiếu răng hàm làm giảm mạnh chức năng ăn nhai, gây lõm mỏ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và phát âm. Về lâu dài sẽ gây ra những tác hại khác như: di chuyển các răng còn lại, rối loạn khớp cắn, làm nặng thêm các bệnh vùng quanh răng và mất thêm các răng khác.
    Ngày nay, cùng với tiến bộ về khoa học kỹ thuật, các biện pháp phục hình được áp dụng trong điều trị mất răng ngày càng phong phú như: cấy ghép răng (Implant), cầu răng, hàm khung, hàm nhựa, hàm giả kết hợp với Implant Những kỹ thuật mới này đã cho phộp bỏc sỹ cũng như bệnh nhân có nhiều sự lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mất răng phía sau không còn răng giới hạn phía xa (Kennedy loại I và II) thì hàm khung vẫn còn được chỉ định rộng rãi vì những lý do sau:
    - Không thể làm cầu răng cho loại mất răng này.
    - Chi phí của hàm khung rẻ hơn nhiều so với Implant.
    - Hàm khung sinh lý hơn so với hàm nhựa.
    Nhiều công trình nghiên cứu về hàm khung [1], [3], [6], đều cho thấy hàm khung có thể cho kết quả điều trị tốt đạt tỷ lệ khá cao nếu được chỉ định và thiết kế thích hợp. Do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và thiết kế hàm khung cho bệnh nhân mất răng Kennedy loại I và II” với hai mục tiêu:
    1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân mất răng Kennedy loại I, II được điều trị phục hình hàm khung tại khoa phục hình bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung Ương.
    2. Nhận xét về đặc điểm của các mẫu thiết kế hàm khung được chỉ định cho nhóm bệnh nhân trên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...