Thạc Sĩ Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và kết quả điều trị của ung thư tuyến mang tai tại bệnh vi

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỤC LỤC


    Đặt vấn đề 1
    Chương 1: Tổng quan
    3
    1.1. Đặc điểm phôi thai học, mô học, giải phẫu và sinh lý học tuyến mang tai. 3
    1.1.1 Phôi thai học. 3
    1.1.2 Mô học. 3
    1.1.3. Giải phẫu tuyến mang tai. 4
    1.1.4. Sinh lý học tuyến mang tai: 9
    1.2. Lịch sử nghiên cứu 11
    1.2.1. Trên thế giới: 11
    1.2.2. Các nghiên cứu trong nước về u tuyến nước bọt mang tai: 12
    1.3. Dịch tễ học và yếu tố nguy cơ. 13
    1.3.1. Dịch tễ học: 13
    1.3.2. Các yếu tố liên quan: 14
    1.4. Đặc điểm bệnh học. 15
    1.4.1. Lâm sàng: 15
    1.4.2. Cận lâm sàng: 15
    1.4.3. Giải phẫu bệnh lý: 17
    1.4.4. Chẩn đoán: 20
    1.4.5. Xếp loại TNM và giai đoạn bệnh của UTTMT 20
    1.4.6. Điều trị: 21
    1.4.7. Di chứng sau phẫu thuật u tuyến mang tai: 23

    Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 25
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 25
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân: 25
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: 25
    2.2. Phương pháp nghiên cứu: 25
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 25
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: 25
    2.2.3. Các biến số nghiên cứu: 26
    2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin: 30
    2.2.5. Xử lý số liệu: 30
    2.3. Các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu 30

    Chương 3: Kết quả nghiên cứu 31
    3.1. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng: 31
    3.1.1. Tuổi và giới. 31
    3.1.2. Triệu chứng lâm sàng đầu tiên.32 32
    3.1.3. Thời gian từ khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên đến khi vào viện .33
    3.1.4. Đặc điểm u lúc khám.34 34
    3.1.5. Đặc điểm hạch cổ lúc khám.35 35
    3.1.6. Đặc điểm siêu âm 36
    3.1.7. Tế bào học 37
    3.1.8. Kết quả xét nghiệm giải phẫu bệnh. 37
    3.1.9. Phân loại TNM. 38
    3.2. kết quả điều trị. 39
    3.2.1. Các phương pháp điều trị. 39
    3.2.2. Các phương pháp phẫu thuật. 40
    3.2.3. Xạ trị. 46
    3.2.4. Tái phát. 48
    3.2.5. Di căn xa sau điều trị. 53

    Chương 4: Bàn luận 57
    4.1 Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng 57
    4.1.1. Tuổi và giới. 57
    4.1.2. Triệu chứng lâm sàng. 58
    4.1.3. Siêu âm. 61
    4.1.4. Kết quả tế bào học qua chọc hót bằng kim nhá. 62
    4.1.5. Mô bệnh học. 62
    4.1.6. Giai đoạn bệnh. 63
    4.2. Điều trị. 64
    4.2.1. Phương pháp điều trị. 64
    4.2.2. Kết quả điều trị phẫu thuật. 66
    4.2.3. Kết quả xạ trị 68
    4.2.4. Tái phát. 69
    4.2.5. Di căn. 70
    kết luận 72
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    U tuyến nước bọt (UTNB) là bệnh hay gặp trong khối u vùng đầu cổ, (chiếm 2 - 4 %) [74] và 0,2-0,6 % của tất cả các loại khối u. Xấp xỉ 35% u tuyến nước bọt là ung thư, chiếm khoảng 0,5% tất cả các loại ung thư và xấp xỉ 3-5% ung thư vùng đầu cổ [66], [51].
    Trong u tuyến nước bọt thì u tuyến mang tai chiếm khoảng 70-80% [66], [51], [40] và ung thư tuyến mang tai (UTTMT) chiếm tỉ lệ 20% - 25% các khối u tuyến mang tai [66], [71]. Nếu tính trong ung thư tuyến nước bọt (UTTNB) thì ung thư tuyến mang tai chiếm 15% đến 32% [ 50] .
    Tỷ lệ mắc hàng năm của ung thư tuyến nước bọt trên toàn thế giới là 0,2 - 3,2/100 000 dân/năm [34], ở các nước Phương Tây 1,2- 1.5 / 100 000 dân/năm [66], [51]. Việt Nam có khoảng 0, 3 - 0,35 trường hợp mới mắc/ 100 000 dân/năm [58]. Theo tỷ lệ này, ước tính chúng ta sẽ có khoảng 278 người mới mắc / 1 năm.
    Ung thư tuyến mang tai ở vị trí nông dễ thấy, nhưng phần lớn các bệnh nhân lại được phát hiện muộn khi u đã lớn, xâm lấn hoặc chèn ép mô xung quanh ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như chức năng, làm cho quá trình điều trị khó khăn, tăng tỉ lệ biến chứng và tái phát sau điều trị. Triệu chứng lâm sàng của ung thư tuyến mang tai thường nghèo nàn trong khi đặc điểm mô bệnh học lại rất đa dạng phong phú với các tiên lượng khác nhau, nã đòi hái phải có chỉ định điều trị phù hợp. Việc thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, cùng với việc áp dụng các phương tiện chẩn đoán cận lân sàng như siêu âm, chụp cắt líp vi tính hoặc cộng hưởng từ, chọc hót kim nhỏ, nghiên cứu mô bệnh học để quyết định phương pháp điều trị đạt hiệu quả cao.

    Trong điều trị ung thư tuyến mang tai phẫu thuật là phương pháp chính đóng vai trò quyết định, xạ trị và hoá chất chỉ là bổ trợ sau phẫu thuật hoặc điều trị tạm thời khi u quá to không còn khả năng phẫu thuật hay giai đoạn muộn đã có di căn.
    Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về ung thư tuyến mang tai. Trong nước cũng đã có một số tác giả nghiên cứu đến lĩnh vực này nhưng không nhiều, thời gian nghiên cứu cách đây đã khá lâu, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng có những thay đổi theo thời gian. Đặc biệt là mỗi nghiên cứu lại đi theo một hướng khác nhau. Kết quả điều trị của bệnh hiện đã có những tiến bộ đáng kể. Vì vậy để bổ sung thêm những đánh giá mới hơn, đầy đủ hơn về bệnh ung thư tuyến mang tai, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và kết quả điều trị của ung thư tuyến mang tai tại bệnh viên K từ năm 2005 đến 2009” với hai mục tiêu:
    1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ung thư tuyến mang tai.
    2. Đánh giá đánh giá kết quả điều trị ung thư tuyến mang tai tại Bệnh Viện K từ năm 2005 đến năm 2009.
     
Đang tải...