Luận Văn Nhân tố chủ quan với việc thực hiện cụng bằng xó hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hi

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Nhân tố chủ quan với việc thực hiện cụng bằng xó hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (qua thực tế Vĩnh Phúc)

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI. Thế kỷ mới với những xu hướng, thuận lợi, khó khăn và thách thức mới. Thế kỷ bùng nổ thông tin, khoa học hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, kinh tế hội nhập . đã làm cho cục diện thế giới có nhiều biến động và phân hóa sâu sắc về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng. Một số quốc gia, dân tộc đã có những thay đổi lớn so với những thập niên cuối thế kỷ XX.
    Việt Nam, sau 20 năm thực hiện đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, chúng ta đã thu được những thành tựu to lớn đáng trân trọng, kinh tế phát triển khá, chính trị tương đối ổn định, an ninh được giữ vững, quốc phòng được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đại hội IX của Đảng (2001) tiếp tục khẳng định: Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu từ nay đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đại hội X của Đảng (2006) một lần nữa chỉ rõ: phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội (CBXH) ngay trong từng bước và trong từng chính sách phát triển.
    Nền kinh tế thị trường (KTTT) đã đem lại những thành tựu to lớn về kinh tế sau 20 năm thực hiện đổi mới. Đây là điều kiện quan trọng tạo tiền đề kinh tế vững chắc cho việc thực hiện CBXH. Tuy nhiên, KTTT cũng bộc lộ những nhược điểm làm ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện CBXH, sự chênh lệch thu nhập, phân hóa giàu nghèo cũng như trình độ dân trí, có chiều hướng ngày càng gia tăng giữa các vùng miền, tỷ lệ đói nghèo phần lớn tập trung chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới và hải đảo, miền núi, dân tộc thiểu số. Điều kiện tập trung đầu tư giáo dục và phát triển kinh tế lại thuộc về những người có thu nhập cao, các tệ nạn xã hội như buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế, lợi dụng chức quyền, lợi dụng kẽ hở trong quản lý kinh tế để làm giàu phi pháp đang trở thành điểm nóng được dư luận hết sức quan tâm, bất công, bất bình đẳng trong xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng đòi hỏi phải có câu trả lợi thỏa đáng.
    Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tốt CBXH.
    Kết hợp chặt chẽ, hợp lý các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, từng địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi với nghĩa vụ, cống hiến với hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ hơn cho phát triển kinh tế - xã hội.
    Song việc thực hiện ở các cấp các ngành vẫn còn những vấn đề bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, vấn đề bất công, bất bình đẳng trong xã hội ngày càng có nguy cơ trở nên trầm trọng và là lực cản lớn có tính thời sự trong quá trình thực hiện mục tiêu CBXH ở nước ta hiện nay.
    Xuất phát từ thực tế đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: "Nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (qua thực tế Vĩnh Phúc)" làm đề tài tốt nghiệp.
    2.Tình hình nghiên cứu đề tài
    Xung quanh vấn đề: Nhân tố chủ quan (NTCQ) với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện KTTT ở nước ta hiện nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như:
    - "Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta", do TS Hoàng Thị Thành làm chủ nhiệm đề tài, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998;
    - "Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước châu Á
    và Việt Nam
    ", do TS Lê Bộ Lĩnh làm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998;
    - "Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung", do TS Phạm Hảo, TS Võ Xuân Tiến, TS Mai Đức Lộc đồng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
    - "Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ của Vũ Anh Tuấn, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001;
    - "Nhà nước với việc thực hiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Võ Thị Hoa, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002;
    - "Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong giai đoạn hiện nay ở nước ta (Qua thực tế tỉnh Quảng trị)", Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Xuân Phong, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003;
    - "Thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc trong giáo dục - đào tạo ở các tỉnh miền núi phía bắc nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Phạm Văn Dũng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004;
    - "Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết Đảng ở nước ta hiện nay (Qua thực tế tỉnh Hải Dương)", Luận văn thạc sĩ của Vũ Hữu Phê, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004);
    - "Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới - vấn đề và giải pháp", do TS Nguyễn Thị Nga làm chủ nhiệm đề tài, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2006;
    - "Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta hiện nay", của PGS.TS Trần Thành, Tạp chí Triết học, số 2(177), 2006;
     
Đang tải...