Luận Văn Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhi

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1.Tính cấp thiết của đề tài:
    Từ một nền kinh tế còn lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội. Việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đó là biện pháp hữu hiệu, là sự lựa chọn những bước đi phù hợp với hoàn cảnh lịch sử – cụ thể của nền kinh tế ở nước ta. Vì nền sản xuất còn ở trình độ thấp kém, không qua bước phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là sự lựa chọn đúng đắn "cái không thể bỏ qua". Có như vậy chúng ta mới có đủ điều kiện phát triển lực lượng sản xuất.
    Với những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, chúng ta đã và đang từng bước khắc phục một cách có hiệu quả những sai lầm của nhân tố chủ quan nước ta trước đây: Đó là bệnh nóng vội, chủ quan duy ý chí mà chúng ta đã vấp phải trước thời kỳ đổi mới. Song, sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta cũng đã bộc lộ những khuyết tật, có nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế ở những giai đoạn tiếp theo đòi hỏi phải có sự nỗ lực, phát huy tính sáng tạo của nhân tố chủ quan ở nước ta.
    Đáp ứng đòi hỏi này, chúng tôi chọn “nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay" làm đề tài luận văn nghiên cứu. Vì đây vẫn còn là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn chính trị nóng bỏng.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Vấn đề vai trò “ nhân tố chủ quan” và “điều kiện khách quan” trong lịc sử đã được các nhà triết học đề cập và giải thích nhiều. Ngay trong các tác phẩm của mình các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lê Nin cũng đã đề cập nghiên cứu nhiều về vấn đề đó. Do vị trí và ý nghĩa cả về lý luận và thực tiển, những năm gần đây ở nước ta nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về "nhân tố chủ quan" và "điều kiện khách quan" đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, như các công trình nghiên cứu sau:
    - “Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng con người mới ở Việt Nam” Luận án PTS của Nguyễn Thế Kiệt Hà Nội 1988
    - “Quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong quá trình xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta” Luận án Thạc Sĩ của Chế Công Tâm, Hà Nội 1993.
    - “Tác động của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đối với quá trình xây dựng nền kinh tế thi trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Luân án PTS của Dương Thị Liễu ; Hà Nội 1996
    - “Về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Một số vấn đề về lý luận và thực tiển ở nước ta hiện nay” Luân án TS của Phạm Ngọc Minh, Hà Nội 2000
    Bên cạnh những công trình nghiên cứu về vấn đề này, như đã nêu trên, các tạp chí “ Cộng Sản”, “Triết Học”, “Nghiên Cứu Lý Luận”, “ Thông Tin Lý Luận” Cũng đã xuất hiện những bài của các tác giả nghiên cứu đề cập tới việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan như:
    - “Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội chủ nghiã ở miền bắc nước ta” của Dương Phú Hiệp, tạp chí triết học số 2/1973.
    - “Vị trí và vai trò của nhân tố chủ quan trong cơ chế tác động của quy luật xã hội” của Phạm Văn Đức, tạp chí triết học số 3/1989.
    - “Những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hôị” của Trần Bảo, tạp chí triết học số 3 tháng 9.1991.
    - “Xu hướng và các nhân tố bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế nhiều thành phần” của Nguyễn Chí Mỹ, tạp chí cộng sản số 10/5/1997.
    Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây rất có giá trị , các tác giả nghiên cứu đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong quá trình phát triển xã hội nói chung và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta nói riêng.
    Tuy nhiên cho tới nay, vẫn chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu có tính hệ thống "vai trò nhân tố chủ quan" với việc bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta. Vì vậy, tác giả luận văn mạnh dạn đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này. Với mong muốn có những đóng góp nhất định về phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng nhân tố chủ quan, nhằm giữ vững định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.
    3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Luận văn có mục đích: Phân tích và làm rõ vai trò nhân tố chủ quan ở nước ta trong việc bảo đảm dữ vững định hướng chính trị trong phát triển nên kinh tế thị trường theo hướng XHCN. Qua đó, nhằm đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân tố chủ quan ở nước ta.
    Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
    Thứ nhất: Làm rõ nội dung khái niệm “ nhân tố chủ quan”và “nhân tố khách quan”. Vai trò của nhân tố chủ quan trong sự phát triển xã hội nói chung và bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta nói riêng.
    Thứ hai: Chỉ ra những bất cập của nhân tố chủ quan. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao nhân tố chủ quản nhằm bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta.
    3.2. Giới hạn của luận văn
    Luận văn chỉ tập trung đi vào phân tích và làm rõ vai trò nhân tố chủ quan của Đảng và Nhà nước ta là hai chủ thể cơ bản và quan trọng nhất trong việc lãnh đạo, quản lý và định hướng nền kinh tế phát triển theo hướng XHCN.
    4. Cái mới của luận văn
    - Góp phần làm rõ vai trò nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay .
    - Đề xuất một số giải pháp nhămg nâng cao vai trò nhân tố chủ quan( nhất là ở đơn vị cơ sở) với việc bảo đảm đính hướng XHCN sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
    - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các nguyên lý và các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mac- LêNin. Tư tưởng Hồ Chí Minh.
    - Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn đã dùng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phân tích, tổng hợp, lôgic và lịch sử, hệ thống và yếu tố v.v .
    6. Ý nghĩa của luận văn
    Kết quả nghiên cứu của luận văn trước tiên nhằm nâng cao nhận thức cho tác giả. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy bộ môn triết học trong các trường chính trị tỉnh thành.
    7. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận các phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm 2 chương 4 tiết.
     
Đang tải...