Thạc Sĩ Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 2/9/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    PHẦN GIỚI THIỆU
    Lý do chọn đề tài.
    Kiểm toán hoạt động bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực công ở một số quốc gia thuộc OECD từ cuối những năm 1960 và phát triển nhanh đầu những năm 90 cùng với những cải cách sâu, rộng trong quản trị công tại các quốc gia này. Trong số đó, một số quốc gia được cho là thành công trong việc thực hiện kiểm toán hoạt động chẳng hạn Mỹ, Anh, Canada, Úc, Hà Lan nhưng tiến trình và mô hình phát triển có nhiều điểm khác biệt (Pollitt & cộng sự 1999). Điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu khảo sát thực tiễn hình thành và phát triển loại hình kiểm toán này nhằm tìm hiểu bản chất và xây dựng lý thuyết về kiểm toán hoạt động. Theo Lonsdale & cộng sự (2011), đến nay, chúng ta đã gần hiểu biết đầy đủ về kiểm toán hoạt động và hầu hết các SAI trên thế giới đều thừa nhận rằng phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công1 là một nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng kỳ vọng của công chúng. Ngoài ra, kiểm toán hoạt động có thể đóng góp giá trị tăng thêm qua việc thực hiện hai mục tiêu kiểm toán hoạt động cơ bản là nâng cao trách nhiệm giải trình và giúp đơn vị được kiểm toán cải tiến hiệu quả hoạt động. Nhiều SAI khác cũng đã áp dụng lý thuyết kiểm toán hoạt động vào trong chức năng của mình, nhưng không phải quốc gia nào cũng có thể triển khai và phát triển thành công loại hình kiểm toán này. Thống kê các nghiên cứu học thuật về kiểm toán hoạt động được công bố tính đến tháng 7 năm 2009, có gần 400 bài báo, nghiên cứu liên quan đến kiểm toán hoạt động2, nhưng chỉ có một số ít khám phá và giải thích sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội; cải cách quản trị công; những yếu kém trong quản lý và sử dụng nguồn lực công và khả năng của SAI, những thay đổi trên phương diện kỹ thuật kiểm toán có ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động. Nhìn chung, những nghiên cứu trước chủ yếu tập trung khảo sát sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động tại các nước OECD – là những quốc gia có nhiều khác biệt về thể chế
    1 Thuật ngữ “Lĩnh vực công” trong luận án này được sử dụng theo quy định của Luật KTNN có ý nghĩa tương tự “Khu vực công”.
    2 Kiểm toán hoạt động và kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công trong luận án này có ý nghĩa tương đương và được sử dụng thay thế lẫn nhau
    ii
    chính trị, kinh tế và xã hội với Việt Nam - quốc gia đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra mô hình các nhân tố tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động. Phần lớn các nghiên cứu chỉ dừng lại tìm hiểu và giải thích vai trò ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công qua nghiên cứu định tính.
    Tại Việt Nam, về mặt pháp lý, kiểm toán hoạt động đã thừa nhận chính thức trong Luật KTNN năm 2005. Năm 2007, nhận sự hỗ trợ chuyên môn từ dự án GTZ, SAV đã tổ chức triển khai độc lập một cuộc kiểm toán hoạt động trong dự án bao gồm 15 chủ đề kiểm toán được xây dựng. Sau đó, nội dung kiểm toán hoạt động thuộc dự án này đã phải tạm dừng, đến năm 2007, SAV lần đầu tiên bổ sung thêm mục tiêu kiểm toán đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hữu hiệu3 trong các cuộc kiểm toán hàng năm4. Theo Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2013-2017 sẽ tiếp tục triển khai loại hình kiểm toán này. Tuy nhiên, về mặt lý luận, chưa có nghiên cứu nào liên quan đến chủ đề này được công bố, trong khi đó, SAV đang triển khai thực hiện loại hình kiểm toán này trên thực tế một cách độc lập.
    Vậy, động cơ nào thúc đẩy các SAI quyết định mở rộng chức năng từ kiểm toán truyền thống (kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính) sang kiểm toán hoạt động, chúng phụ thuộc nhân tố nào, đâu là xu hướng phát triển chung của loại hình kiểm toán này, liệu lý thuyết kiểm toán hoạt động đến từ các quốc gia phát triển có thể áp dụng phù hợp cho các quốc gia đang phát triển có nhiều khác biệt về kinh tế, chính trị - xã hội như Việt Nam không?.
    Xuất phát từ khoảng trống trong lý thuyết và nhu cầu thực tiễn, việc khảo sát lịch sử hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam sẽ đóng góp thêm hiểu biết tại sao SAV mở rộng chức năng sang kiểm toán hoạt động, nhưng quá trình triển khai tổ chức thực hiện bị gián đoạn và chậm phát triển?.
    3 Hiện nay chưa có định nghĩa đầy đủ để phân biệt thuật ngữ “hữu hiệu” và “hiệu lực”. Thuật ngữ hữu hiệu được sử dụng nhiều trong các giáo trình kiểm toán hoạt động ở Việt Nam nhưng thuật ngữ “hiệu lực” được sử dụng có ý nghĩa tương đương tại các văn bản quy định của SAV. Vì vậy, trong luận án này, hai thuật ngữ trên được sử dụng có vai trò tương đương.
    4 Công văn số 22/KTNN-TH của Tổng KTNN ngày 12/01/2007 hướng dẫn xác định mục tiêu kiểm toán hàng năm lần đầu tiên bổ sung mục tiêu đánh giá tinh kinh tế, hiệu quả và hiệu lực.
    iii
    Nhân tố nào thúc đẩy việc SAV tìm kiếm thêm chức năng mới này,và nhân tố nào cản trở sự phát triển của loại hình kiểm toán này trên thực tế. Liệu các phát hiện trong các nghiên cứu trước có phù hợp với bối cảnh phát triển kiểm toán hoạt động ở Việt Nam hay không?.
    Mục tiêu nghiên cứu.
    Mục tiêu chung: Khám phá các nhân tố và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam.
    Mục tiêu cụ thể:
     Tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển kiểm toán hoạt động của một số quốc gia trên thế giới và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này;
     Xác định trình độ phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam;
     Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chính đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong SAV.
    Câu hỏi nghiên cứu
    Để đạt được bốn mục tiêu nghiên cứu nêu trên, những câu hỏi nghiên cứu sau giúp xác lập quy trình nghiên cứu của luận án:
    Q1: Tại sao một số SAI trên thế giới chuyển đổi chức năng từ kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính (kiểm toán truyền thống) sang kiểm toán hoạt động?.
    Q2: Nhân tố nào ảnh hưởng5 đến sự xuất hiện kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam?.
    Q3: Mức độ phát triển kiểm toán hoạt động của Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực công hiện nay ở Việt Nam đang ở giai đoạn nào so với thế giới?.
    Q4: Những nhân tố nào cản trở sự phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam.
    5 Thuật ngữ “ảnh hưởng” trong luận án này có ý nghĩa ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động. Tuy nhiên, thuật ngữ “tác động” nhằm chỉ các nhân tố có mối tương quan tới việc phát triển kiểm toán hoạt động.
    iv
    Q5: Nhân tố nào tác động đến việc phát triển6 kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam?.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Từ các mục tiêu nghiên cứu trên, đối tượng nghiên cứu trong luận án này là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu của luận án là kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng, không nghiên cứu kiểm toán hoạt động trong các doanh nghiệp, các tổ chức khác.
    Phương pháp nghiên cứu.
    Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án này là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu khảo sát sự hình thành và phát triển cũng như khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình này qua việc kết hợp ba phương pháp thu thập dữ liệu (i) phân tích tài liệu, báo cáo kiểm toán; (ii) khảo sát tình huống kiểm toán, (iii) phỏng vấn sâu. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bước tiếp theo. Các nhân tố được xác định trong bước nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng trong bước nghiên cứu định lượng để đo lường mức độ tác động của từng nhân tố tới việc phát triển kiểm toán hoạt động. Quy trình nghiên cứu trình bày hình bên dưới.

    MỤC LỤC
    Trang phục bìa
    Lời cam đoan
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các hình
    PHẦN GIỚI THIỆU i
    Lý do chọn đề tài. i
    Mục tiêu nghiên cứu. . iii
    Câu hỏi nghiên cứu iii
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . iv
    Phương pháp nghiên cứu. iv
    Đóng góp mới của luận án . vi
    Cấu trúc luận án . vi
    CHƯƠNG 1 1
    TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH NÀY 1
    1.1. Các nghiên cứu trước liên quan đến sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này. . 1
    1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới . 1
    1.1.1.1. Nghiên cứu khảo sát trình độ phát triển kiểm toán hoạt động tại một số quốc gia trên thế giới . 1
    1.1.1.2. Nghiên cứu về các nhân tố thúc đẩy việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động . 8
    1.1.1.3. Nghiên cứu liên quan đến nhân tố gây trở ngại đối với quá trình phát triển kiểm toán hoạt động 16
    1.1.1.4. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn chiến lược phát triển kiểm toán hoạt động của các SAI. 21
    1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 23
    1.2. Kết quả đạt được và những vấn đề tiếp tục nghiên cứu . 24
    1.2.1. Kết quả đạt được . 24
    1.2.2. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. . 26
    1.3. Kết luận 27
    CHƯƠNG 2 28
    LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG . 28
    2.1. Lịch sử ra đời kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công . 28
    2.2. Định nghĩa và các khái niệm căn bản liên quan đến kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công . 31
    2.2.1. Định nghĩa về kiểm toán hoạt động 31
    2.2.2. Các khái niệm căn bản liên quan kiểm toán hoạt động . 34
    2.2.3. Vai trò kiểm toán hoạt động 37
    2.3. Lý thuyết nền tảng giải thích sự hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công. 38
    2.3.1. Lý thuyết quản trị công mới (NPM) . 38
    2.3.2. Lý thuyết ủy nhiệm và khái niệm trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực công 40
    2.3.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý áp dụng trong lĩnh vực công . 42
    2.3.4. Lý thuyết cung - cầu 43
    2.4. Mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án và thiết kế khung phân tích cho nghiên cứu. 45
    2.4.1. Mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án 45
    2.4.2. Thiết kế khung phân tích cho nghiên cứu . 50
    2.5. Kết luận 52
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 54
    3.1. Phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu . 54
    3.1.1. Phương pháp nghiên cứu . 54
    3.1.2. Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu . 56
    3.1.2.1. Nguồn dữ liệu 56
    3.1.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 57
    3.2. Quy trình phân tích dữ liệu 59
    3.2.1. Quy trình phân tích dữ liệu định tính 59
    3.2.2. Quy trình phân tích dữ liệu định lượng . 60
    3.3. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam . 64
    3.4. Kết Luận . 65
    CHƯƠNG 4 66
    PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
    4.1. Kết quả phân tích, khảo sát trong bước nghiên cứu định tính. 66
    4.1.1. Kết quả phân tích tài liệu, báo cáo kiểm toán . 66
    4.1.1.1. Kết quả phân tích tài liệu . 66
    4.1.1.2. Kết quả phân tích báo cáo kiểm toán. 68
    4.1.2. Kết quả khảo sát tình huống kiểm toán. 77
    4.1.2.1. Tình huống 1- Kiểm toán dự án đường Quốc lộ 78
    4.1.2.2. Tình huống 2-Kiểm toán Chuyên đề đất 86
    4.1.3. Kết quả khảo sát phỏng vấn sâu chuyên gia . 90
    4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu định tính 93
    4.2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành kiểm toán hoạt động giai đoạn 2006-2013 . 93
    4.2.1.1. Vai trò của nhà tài trợ 94
    4.2.1.2. Vai trò của Tổng kiểm toán . 94
    4.2.1.3. Thay đổi Luật và các quy định . 96
    4.2.1.4. Vai trò của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp 96
    4.2.1.5. Thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô . 97
    4.2.1.6. Yếu kém trong quản lý và áp lực từ công chúng . 98
    4.2.2. Xu hướng và trình độ phát triển kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực công của SAV . 99
    4.2.1.1. Về xu hướng phát triển 99
    4.2.1.2. Về trình độ phát triển . 99
    4.2.3. Nguyên nhân và thách thức trong việc triển khai kiểm toán hoạt động . 100
    4.2.3.1. Hạn chế trong cải cách quản trị công . 100
    4.2.3.2. Hạn chế trong việc thực hiện loại hình kiểm toán truyền thống 101
    4.2.3.3. Thiếu hiểu biết về kiểm toán hoạt động . 102
    4.2.3.4. Trách nhiệm giải trình 103
    4.2.3.5. Khả năng của Kiểm toán Nhà nước (SAV) . 103
    4.2.3.6. Đặc điểm của đối tượng được kiểm toán . 107
    4.2.3.7. Quan điểm phát triển kiểm toán hoạt động 108
    4.3. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển kiểm toán hoạt động . 109
    4.4. Kết quả khảo sát và thảo luận các phát hiện trong nghiên cứu định lượng . 110
    4.4.1. Kết quả phân tích thống kê . 110
    4.4.1.1. Mô tả thông tin về đối tượng thu thập dữ liệu . 110
    4.4.1.2. Đo lường các nhân tố tác động 110
    4.4.1.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 113
    4.4.1.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 115
    4.4.1.5. Phân tích hồi quy 118
    4.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động. . 120
    4.4.2.1. Kiểm định các giả thuyết của mô hình hồi quy. 121
    4.4.2.2. Đánh giá kết quả khảo sát về mức độ tác động của các nhân tố 123
    CHƯƠNG 5 129
    KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CÔNG Ở VIỆT NAM . 129
    5.1. Kết luận và đóng góp của nghiên cứu 129
    5.1.1. Kết luận . 129
    5.1.1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành (xuất hiện) kiểm toán hoạt động . 129
    5.1.1.2. Trình độ phát triển kiểm toán hoạt động của SAV. . 130
    5.1.1.3. Nguyên nhân và thách thức trong việc phát triển kiểm toán hoạt động . 130
    5.1.1.4. Nhân tố tác động tới việc phát triển kiểm toán hoạt động . 130
    5.1.2. Đóng góp nghiên cứu 137
    5.2. Đề xuất quan điểm và định hướng phát triển kiểm toán hoạt động . 138
    5.2.1. Quan điểm phát triển kiểm toán hoạt động . 138
    5.2.2. Định hướng phát triển kiểm toán hoạt động . 142
    5.2.2.1. Tăng cường hỗ trợ từ môi trường bên ngoài đối với kiểm toán hoạt động (nhân tố chính trị) . 142
    5.2.2.2. Tăng cường khả năng triển khai kiểm toán hoạt động (nhân tố khả năng của SAV) 145
    5.2.2.3. Nâng cao kỹ năng của KTV (nhân tố kỹ năng KTV) 149
    5.2.2.4. Tăng nhu cầu về kiểm toán hoạt động (nhân tố kinh tế) 150
    5.2.2.5. Xây dựng chiến lược phát triển kiểm toán hoạt động 151
    5.3. Ý nghĩa, hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo . 152
    5.3.1. Ý nghĩa kết quả nghiên cứu 152
    5.3.2. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 153
    KẾT LUẬN . 154
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 155
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 156
    CÁC PHỤ LỤC
     
Đang tải...